PHƯƠNG NAM
Theo lịch sáng ngày 4/11/2021, TAND Thành phố Hà
Nội sẽ đưa vụ Phạm Thị Đoan Trang, sinh năm 1978, Hà Nội với tội danh tuyên
truyền chống nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật hình sự năm 1999 ra
xét xử.
Phiên toà cũng được dự báo sẽ diễn ra nhanh
chóng vì trước đó trong Cáo trạng được viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội
phê duyệt cho biết: Phạm Thị Đoan Trang đã xác nhận mình là tác giả của báo cáo
nghiên cứu về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Trang cùng nhóm tác giả viết báo cáo
này bằng tiếng Anh, sau đó dịch ra tiếng Việt và đăng tải trên trang điện tử do
mình lập ra.
Thế nhưng, với những chiêu trò "cố đấm ăn
xôi" đã trở thành thương hiệu, RFA (nhà đài được cho là có sự quan tâm đặc
biệt tới Phạm Đoan Trang) đã liên tục có các tin bài theo chiều hướng bênh vực
Đoan Trang, đả phá các căn cứ pháp lý được nêu ra để buộc tội ả.
Và trong diễn biến mới nhất, nhà đài này thậm
chí còn không ngần ngại tuyên chiến về tính phù hợp pháp lý quốc tế của
điều 88 của Bộ luật hình sự năm 1999 khi cho rằng: "Tám chuyên
gia nhân quyền của Liên Hợp quốc hôm 29 tháng 10 ra tuyên bố chung, gọi nhà báo
Phạm Đoan Trang là “nạn nhân của chính quyền” và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho
bà ngay lập tức và vô điều kiện.
Trong tuyên bố trên
các chuyên gia cho rằng Điều 88 của Bộ luật hình sự năm 1999 được dùng để truy
tố nhà báo Phạm Đoan Trang là điều luật mơ hồ và vi phạm các tiêu chuẩn của
luật pháp nhân quyền quốc tế”.
RFA lên tiếng bênh vực
Phạm Đoan Trang trước thềm phiên toà xét xử (Nguồn: FB).
Đồng thời cho rằng: "Việc bắt giữ nhà báo
Phạm Đoan Trang chỉ vì bà đã làm các báo cáo về sự vi phạm nhân quyền của Nhà
nước theo nhóm chuyên gia này, là có tính chất tùy tiện.
Trên thực tế Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện
của Liên hợp quốc hôm 25/10 đã kết luận rằng Nhà nước Việt Nam đã “giam giữ tùy
tiện bà Phạm Đoan Trang” trong suốt thời gian vừa qua, do vậy bà Trang cần phải
được trả tự do”.
Trong những gì được RFA chỉ ra có hai điều cần
được quan tâm và có những vấn đề cần làm sáng rõ.
Thứ nhất, về điều 88 của Bộ luật hình sự năm 1999, đây
là tội danh được sử dụng để truy tố và buộc tội Trang; RFA cho rằng: đây
là điều luật mơ hồ và vi phạm các tiêu chuẩn của luật pháp nhân quyền quốc
tế mà không chỉ ra thêm bất cứ điều gì liên quan như mơ hồ và vi phạm như thế
nào?
Và chỉ riêng điều này thôi cũng đủ thấy, nhà đài
này chỉ hạng ăn theo, nói leo tầm thường. Họ chỉ nói ra theo cảm tính mà không
chỉ ra được căn cứ, lập luận cho xác đáng vì đơn giản chính họ không dám chỉ
ra. Bởi lẽ, với nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phương Tây đấy là một tội
danh có hình phạt vô cùng nặng nề; có chăng chỉ là khác nhau về cách diễn đạt,
hình phạt so với luật pháp Việt Nam. Nếu có sự mơ hồ hoặc vi phạm thì đó là
chuyện xảy ra chung với thế giới, chứ không riêng gì Việt Nam chúng ta.
Thứ hai, về việc nhóm công tác về giam giữ tùy tiện của
Liên hợp quốc hôm 25/10 đã kết luận rằng Nhà nước Việt Nam đã “giam giữ tùy
tiện bà Phạm Đoan Trang” trong suốt thời gian vừa qua, do vậy bà Trang cần phải
được trả tự do”.
Trên thực tế đây cũng là vấn đề luật pháp đơn
thuần. Dù không nói rõ, nói thẳng nhưng có thể hiểu: việc nhóm công tác về giam
giữ tùy tiện của Liên hợp quốc hôm 25/10 đưa ra kết luận nói trên vì cho rằng,
tội danh bị khởi tố dẫn tới việc bị giam giữ của Đoan Trang là mơ hồ, là vi
phạm các tiêu chuẩn của luật pháp nhân quyền quốc tế. Tuy vậy, như đã nói
ở trên, sự mơ hồ của tội danh và việc vi phạm được chỉ ra chỉ được nhìn nhận
bằng cảm quan của RFA và cả những thành viên của nhóm chuyên gia
trên đến từ Liên Hợp Quốc.
Tất cả hoàn toàn không có bất cứ chỗ dựa pháp lý
nào để kết luận hay khẳng định về điều trên.
Trong khi đó, căn cứ tội danh đã khởi tố cộng
thêm quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, việc giam giữ Đoan Trang
đã diễn ra đúng trình tự thủ tục. Kết thúc quá trình điều tra, cơ quan An ninh
điều tra, Công an Hà Nội đã có đề nghị và được Viện kiểm sát cùng cấp phê
duyệt. Mọi kẽ hở pháp lý trong vụ án này hoàn toàn không có. Đó cũng là lí do
giải thích tại sao RFA lẫn hóm công tác về giam giữ tùy tiện của Liên hợp quốc
phải hiệp công kẻ tung, người hứng hòng bảo vệ Đoan Trang và cũng là để tạo ra
những điều kiện để tiếp tục gây sức ép với nhà nước Việt Nam.
Với những gì được chỉ ra, đủ để thấy những chiêu trò được trưng ra để bênh vực, bảo vệ Đoan Trang trước thềm phiên toà xem chừng là vô hiệu và khó mà thi triển cho được. Im lặng có lẽ là điều mà RFA nên học để bảo vệ Đoan Trang trước những điều tiếng không hay của dư luận tiến bộ!