PHƯƠNG NAM
Theo báo cáo mới đây của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội cho biết: “Từ đầu tháng 7 đến cuối ngày 2-11, các cơ quan
chức năng thuộc thành phố Hà Nội đã hỗ trợ an sinh xã hội cho tổng số gần 2,84
triệu người lao động với kinh phí hơn 3.542 tỷ đồng. Cụ thể, gói 30.000 tỷ đồng
hỗ trợ người lao động từ nguồn kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã đến với hơn
1,049 triệu người với tổng số tiền 2.580 tỷ đồng”.
Cũng theo báo Hà Nội mới: “Tính chung,
trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, toàn thành phố Hà Nội đã hỗ trợ
an sinh xã hội cho hơn 4 triệu lượt người với tổng kinh phí hơn 4.401 tỷ đồng
(nguồn từ ngân sách là hơn 3.994 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hóa là hơn 407
tỷ đồng)”.
Đây thực sự là những con số ấn tượng và
cho thấy rõ nét những nỗ lực của chính quyền, các cơ quan chức năng tại Thành
phố Hà Nội đối với người dân gặp khó khăn do dịch bệnh covid19.
Hà
Nội tập trung chăm lo đời sống dân sinh ảnh hưởng do dịch covid19 (Nguồn: Fb)
Như chúng ta đã biết,
Hà Nội thời điểm tháng 7/2021 đã đứng trước vô vàn những khó khăn có thể xảy đến
từ dịch bệnh. Ngoài nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng như đã từng xảy
ra với các tỉnh phía Nam, Hà Nội còn đối diện với vô số những vấn đề khác như
việc ổn định đời sống dân sinh để hạn chế tối đa lượng người di chuyển từ Hà Nội
về các địa phương và ngược lại trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng. Đặc
biệt, chủ trương để những cư dân từ các địa phương phụ cận lên Hà Nội
sinh sống, làm ăn, khiến Hà Nội đứng trước những khó khăn vô cùng lớn.
Tuy vậy, từ tính nhân văn của chủ trương
cùng với sự nỗ lực, quyết tâm hết sức lớn từ hệ thống chính trị thành phố, Hà Nội
đã cố gắng huy động, trích từ các nguồn phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa
phương cho chống dịch, trong đó có việc hỗ trợ cho người dân chịu ảnh hưởng, để
đảm bảo không ai bị bỏ lại đằng sau. Và với những con số đã thực hiện như đã
nói đã cho thấy bản lĩnh, lời nói đi đối với hành động của lãnh đạo, các cấp
chính quyền thành phố Hà Nội.
Song song với việc huy động nội lực, đẩy mạnh
công tác xã hội hoá để chăm lo đời sống dân sinh, đối với các nguồn từ Trung
ương như gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động từ nguồn kết dư Quỹ Bảo hiểm
thất nghiệp hay gói 26.000 tỷ đồng của Chính phủ dành cho người lao động, người
sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19 được Hà Nội nhanh chóng triển
khai, đảm bảo đúng đối tượng và hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh ngoài ý
muốn.
Từ những điều đã được chỉ ra, đối sánh với
tình hình hiện tại, có thể khẳng định việc Hà Nội ổn đình được tình hình dịch,
chuyển sang trạng thái “bình thường mới” có vai trò đặc biệt quan trọng từ công
tác này. Chính điều đó, đã giúp Hà Nội ổn định được tâm lý của người dân, tạo sự
đồng thuận, hưởng ứng chung của người dân góp phần đưa công tác phòng chống dịch
trở nên đồng bộ, nhịp nhàng. Đó cũng là một bài học lớn cần làm khi dịch bệnh
còn diễn biến phức tạp mà thiết nghĩ, không riêng gì Hà Nội, các địa phương
khác nên học tập để triển khai.