Ảnh: Đường ống và van khóa khí đốt (nguồn VOA ảnh Onurdongel)
Các nước EU là một trong những nước đi đầu và quyết liệt nhất trong việc cấm vận Nga kể từ khi xung đột Nga – Ukraine xảy ra đầu tháng 2 năm nay. Một trong những đòn cấm vận khá mạnh mẽ là đánh thẳng vào mạch máu kinh tế Nga thông qua việc ngừng nhập khẩu hoàn toàn khí đốt và dầu mỏ của Nga đồng thời loại Nga ra khỏi hệ thống “thanh toán quốc tế”, tức Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT). Tuy nhiên, có vẻ như việc thực hiện những tuyên bố mạnh mẽ đó đến giờ vẫn còn gặp nhiều rào cản bởi lợi ích mỗi quốc gia là khác nhau.
Vừa qua, Bộ trưởng năng lượng của các nước Liên minh châu Âu (EU) họp khẩn thảo luận về vấn đề năng lượng. Phần lớn nội dung cuộc họp tập trung vào tìm kiếm nguồn cung cấp khí đốt thay thế và không nhượng bộ yêu cầu của Tổng thống Nga phải thanh toán tiền khí đốt bằng đồng rúp. Theo hãng tin AFP đưa tin: phiên họp khẩn được triệu tập sau khi tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga quyết định ngưng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgari, vì hai nước này đã từ chối thanh toán hợp đồng bằng đồng rúp. Đối với 27 nước Liên Âu, cần phải đoàn kết chặt chẽ với hai quốc gia thành viên, thể hiện rõ một mặt trận thống nhất để đối phó với Nga. Liên Hiệp Châu Âu còn tuyên bố đang chuẩn bị cho việc ngưng mua hoàn toàn khí đốt của Nga.
Thực tế thì, một quan chức cấp cao của Hungary, ông Gergely Gulyas – Chánh văn phòng của Thủ tướng Viktor Orban đã tuyên bố: dù nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã công khai tuyên bố sẽ không mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp tuy nhiên vẫn có tầm 10 nước EU đang âm thầm trả tiền mua khí đốt Nga bằng đồng rúp và rằng thực tế sẽ không có chuyện các lãnh đạo của 10 nước thành viên Liên minh châu Âu thừa nhận rằng họ đang tuân thủ yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Gulyas nói Hungary đã mở một tài khoản sử dụng đồng euro với ngân hàng Gazprombank của Nga, vốn chịu trách nhiệm đổi các khoản thanh toán thành đồng rúp trước khi chuyển chúng cho các nhà cung cấp ở Nga. “Có chín quốc gia khác sử dụng phương thức thanh toán tương tự, nhưng vì hiện nay ý tưởng làm một người châu Âu tốt cũng có nghĩa là các nhà lãnh đạo của những quốc gia đó không trung thực khi phát biểu trên trường quốc tế hoặc với người dân của họ, chín quốc gia đó sẽ không nói rằng họ làm điều giống nhau” - ông Gulyas nói. “Không ai có thể nghi ngờ rằng các quốc gia nhập khẩu nguyên liệu thô từ Nga sử dụng cùng một phương pháp để trả tiền mua khí đốt của Nga”. Một số nước EU có lợi ích liên quan, trong đó có Áo, Italy và Hungary vẫn lo ngại về tác động của lệnh trừng phạt Nga đối với nền kinh tế của chính các nước châu Âu. Thậm chí Hungary đe dọa sẽ sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn gói trừng phạt này.
Như vậy, hành động của các quốc gia đều cân nhắc đến “lợi ích”, khi mà bản chất của vấn đề xung đột Nga – Ukraine chưa được làm rõ thì mọi thông tin, tuyên bố trên các diễn đàn đều chỉ là những đòn gió tác động mà thôi./.
Thiên Bình
Hành động của các quốc gia đều cân nhắc đến “lợi ích”, khi mà bản chất của vấn đề xung đột Nga – Ukraine chưa được làm rõ thì mọi thông tin, tuyên bố trên các diễn đàn đều chỉ là những đòn gió tác động mà thôi.
Trả lờiXóaNATO trong cuộc xung đột Nga – Ukraine đã cho thấy những sự can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến chứ không giống những gì họ vẫn khẳng định là sẽ không tham gia vào cuộc chiến mà chỉ viện trợ vũ khí, nhân đạo và hành lang tin nạn cho người dân Ukraine. Điều này tiếp tục làm dấy lên mối lo ngại về khả năng leo thang trong cuộc xung đột lên mức vũ khí hạt nhân từ Nga.
Xóanói gì thì nói, Nga vẫn là siêu cường số một trong chính lĩnh vực này. Lượng dầu mỏ, khí đốt các thứ thì Nga vẫn luôn chiếm những trữ lượng lớn, ngừng nhập khẩu làm ăn với Nga, tức là mua về cái lạnh cho chính nươc mình. Đi theo Mỹ, ủng hộ Mỹ cứ nghĩ vậy là hay, thế nhưng đói khổ, lạnh thì ai sẽ là người chịu trong khi dân tình kêu oai oái...Thật nực cười
Trả lờiXóaKhi mà chưa có phương án thay thế khí đốt thì đừng nghĩ đến việc đối đầu với Nga, Mỹ có tài nguyên, họ có thể bơm dầu lên để dùng, nhưng châu Âu không làm được việc đó, cấm vận xảy ra nhiều người còn nghi ngờ Mỹ bắt tay với Nga để đẩy giá dầu khí lên.
XóaCác nước EU là một trong những nước đi đầu và quyết liệt nhất trong việc cấm vận Nga kể từ khi xung đột Nga – Ukraine xảy ra đầu tháng 2 năm nay. Một trong những đòn cấm vận khá mạnh mẽ là đánh thẳng vào mạch máu kinh tế Nga thông qua việc ngừng nhập khẩu hoàn toàn khí đốt và dầu mỏ của Nga đồng thời loại Nga ra khỏi hệ thống “thanh toán quốc tế”
Trả lờiXóaHiệu quả của cấm vận có khi phải mấy năm mới có hiệu quả vì nội tại của Nga đủ khả năng để chống chọi, nhưng cái giá dầu tăng hơn trăm đô thì lại ảnh hưởng trực tiếp đến EU khi mà chỉ còn vài tháng nữa là đến mùa đông, Mỹ thì ở quá xa, ai mới là người thiệt đây
XóaViệc cung cấp thông tin chính xác về vị trí của mục tiêu cần tấn công, tiêu diệt, cung cấp thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine, Mỹ và NATO đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến khi người Ukraine chỉ việc bóp cò hoặc nhấn nút
XóaBản chất của vấn đề xung đột Nga – Ukraine chưa được làm rõ thì mọi thông tin, tuyên bố trên các diễn đàn đều chỉ là những đòn gió tác động mà thôi. Nga - Ukraine bước vào cuộc chiến trên tuy một mất một còn nhưng cả hai đều là nạn nhân, kẻ có lợi vẫn là người luôn hô hào hà hơi cho cuộc chiến đó.
Trả lờiXóaKhông có Mỹ giúp sức thì với khoa học công nghệ hiện tại của Ukraina làm sao có thể đối đầu với hải quân của Nga được chứ đừng nói là việc bắn chìm tàu, nước Mỹ vẫn là quốc gia hưởng lợi duy nhất trong cuộc chiến này từ bán dàu, bán vũ khí cho đến việc phong tỏa Nga
Xóa