PHƯƠNG
NAM
Dù không quá sớm nhưng phát biểu mới đây
(khi mà cuộc chiến Nga – Ukraine kéo dài đến hơn 70 ngày) của Đức Giáo hoàng
Phanxico được tờ Corriere della Sera của Ý, ngày 3/5/2022: "NATO sủa trước cửa Nga. Tôi
không chắc cơn thịnh nộ của ông ấy có phải do bị kích động hay không, nhưng tôi
nghi ngờ rằng nó có thể được tạo điều kiện bởi thái độ của phương Tây"
có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với nước Nga. Nó giúp cho thế giới hiểu rằng việc
để xảy ra chiến tranh không phải là ý chí, là mục tiêu hay cái gì đó đến từ nước
Nga, chỉ có nước Nga mà ngoài họ, Ukraine thì còn có kẻ thứ ba.
Đây là điều mà không phải bây giờ mới biết
hoặc mới phát hiện mà đã được chính Nga cảnh báo trước khi khai mào cuộc chiến
với Ukraine. Tuy nhiên, khi đó vị trí nước Nga cùng những trò truyền thông có
chủ đích từ phương Tây khiến cho những lời cảnh báo đó như gió thoảng mây qua
và không làm nên điều gì đó khác biệt. Thậm chí, nước Nga còn được nhìn nhận
như một kẻ vừa ăn trộm, vừa la làng.
Vạn bất đắc dĩ Nga phải bước vào cuộc chiến
đó với đầy rẫy những lời đồn thị phi và ác ý. Trong bối cảnh đó, họ không có chọn
lựa nào khác. Vị thế đất nước buộc họ phải bước vào cuộc chiến một cách như thế
mà không thể tự thanh minh cho mình.
Thế giới nghiêng sang Ukraine dưới sức ép
của chính Mỹ và phương Tây nhưng họ không ngờ được, từ chính trong đó, người đứng
đầu Giáo hội Công giáo hoàn vũ đã lên tiếng và nói ra hết sự thật. Dù mọi thứ
đang là nhận định, đánh giá nhưng uy tín của Giáo hội Công giáo, cá nhân Giáo
hoàng đã khiến cho nhiều nước, nhiều người nghĩ lại, suy xét lại tất cả. Tin chắc,
từ nay dù nước Nga vẫn tham chiến tại Ukraine thì sức ép dư luận mà họ lãnh nhận
sẽ không lớn như trước; sẽ có nhiều quốc gia đứng về phía họ hoặc chí ít là giữ
quan điểm trung lập ngay từ đầu như Việt Nam.
Cuộc
gặp giữa Đức Giáo hoàng với tổng thống Putin ngày 9/6/2015 (Nguồn: Facebook)
Xung quanh chuyện này, một câu chuyện cũ
cũng được nêu ra đó là cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo hoàng với tổng thống Putin
ngày 9/6/2015, ngay sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea.
Theo đó, tại cuộc gặp lịch sử này, Đức
Giáo hoàng đã bị thuyết phục bởi những điều mà ông Putin truyền đạt. Cũng kể từ
thời điểm đó, Đức Giáo hoàng tin rằng nước Nga và cá nhân Tổng thống Putin
"không phải là kẻ gây hấn". Cho nên, công bằng và khách quan mà nói
thì những gì được Đức Giáo hoàng phát biểu ngày 3.5.2022 là sự tiếp nối suy
nghĩ và những gì mà Đức Giáo hoàng đã biết về nước Nga và tổng thống Putin; cho
thấy rất rõ nhân cách cao khiết, là tinh thần chuộng công lý và sẵn sang đứng về
phía sự thật khi cần thiết và có những bằng cớ xác đáng.
Sau chuyện này, có thể Đức Giáo hoàng sẽ đứng
trước những lời lẽ chỉ trích từ một quốc gia và có thể là từ ai đó đến từ
Phương Tây và Mỹ. Nhưng tin chắc điều đó không ảnh hưởng nhiều và trong một
tương quan tích cực, những gì được nói ra của Đức Giáo hoàng sẽ tạo ra một sự
thay đổi có tính căn bản trong những biến động chiến sự vừa qua giữa Nga và
Ukraine. Ví như chuyện để chứng minh sự trong sạch của mình, Mỹ và phương Tây sẽ
kết thúc những trò viện trợ làm bùng nổ chiến tranh, thương vong như đã qua…
Phát biểu của Đức Giáo hoàng cũng cho thấy sự đúng đắn, khách quan và có phần sáng suốt của Việt Nam chúng ta trong chuyện này khi không đứng về phía bên nào trong chiến sự Nga - Ukraine. Những gì được nói ra của Đức Giáo hoàng sẽ tạo ra một sự thay đổi có tính căn bản trong những biến động chiến sự vừa qua giữa Nga và Ukraine.
Trả lờiXóaNATO trong cuộc xung đột Nga – Ukraine đã cho thấy những sự can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến chứ không giống những gì họ vẫn khẳng định là sẽ không tham gia vào cuộc chiến mà chỉ viện trợ vũ khí, nhân đạo và hành lang tin nạn cho người dân Ukraine. Điều này tiếp tục làm dấy lên mối lo ngại về khả năng leo thang trong cuộc xung đột lên mức vũ khí hạt nhân từ Nga.
XóaThế giới đang chỉ nghe Mỹ và phương tây tuyên truyền về cuộc chiến tại Ukraina chứ chưa nghe Nga lên tiếng bao giờ, có lẽ phát ngôn từ giáo hoàng là một trong những tiếng nói đầu tiên khách quan về cuộc chiến này giúp dư luận có góc nhìn khách quan, đa chiều hơn
XóaCó thể Đức Giáo hoàng sẽ đứng trước những lời lẽ chỉ trích từ một quốc gia và có thể là từ ai đó đến từ Phương Tây và Mỹ. Nhưng tin chắc điều đó không ảnh hưởng nhiều và trong một tương quan tích cực, những gì được nói ra của Đức Giáo hoàng sẽ tạo ra một sự thay đổi có tính căn bản trong những biến động chiến sự vừa qua giữa Nga và Ukraine.
Trả lờiXóaGiáo hoàng vốn dĩ nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phương tây nhưng ngài vẫn nói ra những câu nói hết sức công tâm, giáo hoàng đã chỉ ra nguồn cơn của cuộc chiến không đơn thuần đến từ Nga, mà còn do phương tây kẻ, đang điên cuồng trừng phạt Nga.
XóaGiáo hoàng có lẽ cũng thấu hiểu cho những dư luận mà nước Nga phải hứng chịu khi chiến tranh nổ ra, giáo hoàng muốn nói rõ hơn về những kẻ liên quan nhưng không bị vạch trần, tuy hành động này có thể làm mất lòng phương tây nhưng tin chắc rằng ông sẽ được người dân tán thưởng, thêm kính trọng.
Trả lờiXóaTin chắc, từ nay dù nước Nga vẫn tham chiến tại Ukraine thì sức ép dư luận mà họ lãnh nhận sẽ không lớn như trước; sẽ có nhiều quốc gia đứng về phía họ hoặc chí ít là giữ quan điểm trung lập ngay từ đầu như Việt Nam.
Trả lờiXóaNhững gì được nói ra của Đức Giáo hoàng sẽ tạo ra một sự thay đổi có tính căn bản trong những biến động chiến sự vừa qua giữa Nga và Ukraine. Ví như chuyện để chứng minh sự trong sạch của mình, Mỹ và phương Tây sẽ kết thúc những trò viện trợ làm bùng nổ chiến tranh
XóaViệc xảy ra chiến tranh giữa Nga và Ukraina sẽ không bị thế giới lên án quá nhiều như trước, chí ít các quốc gia theo công giáo sẽ đồng cảm hơn với nước Nga, lắng nghe giáo hoàng và không bị dư luận phưong tây dắt mũi như trước
Xóa