Ảnh: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu tại Đối thoại Shangri-La (nguồn Internet)
Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á Shangri-La lần thứ 19 hay còn được biết đến với cái tên Đối thoại Shangri-La 2022 vừa diễn ra thành công tại Singapore, với sự tham gia của đại biểu từ hơn 40 nước và vùng lãnh thổ. Đây là diễn đàn an ninh - quốc phòng uy tín và là dịp hội ngộ của những nhân vật tầm cỡ như nguyên thủ quốc gia, quan chức cao cấp, doanh nhân, học giả cùng giới truyền thông nhằm thảo luận các về an ninh và chính trị tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương được đăng cai tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS).
Tại hội nghị trên, đại diện Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã có bài phát biểu về chủ đề: “Tăng cường khả năng quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc” qua đó cho thấy quan điểm của Việt Nam đó là: xây dựng quân đội, xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc; đồng thời thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Có thể thấy được rằng, mặc dù thế giới những năm qua có nhiều biến động khó lường nhưng Việt Nam đã và đang và sẽ cam kết với thế giới về nền quốc phòng toàn dân, mang tính chất hòa bình, tự vệ; tích cực, chủ động, kiên quyết, kiên trì ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Mục tiêu xuyên suốt của quốc phòng Việt Nam là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước. Cam kết thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quốc tế cao cả, mong muốn đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng, hợp tác phát triển chung của khu vực và thế giới.
Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam trước hội nghị một lần nữa cho thấy lập trường của đất nước, dân tộc Việt Nam chủ trương tăng cường khả năng quốc phòng bằng nội lực và điều kiện, khả năng của mình, không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống lại nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Bởi vì, Việt Nam đã trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh tự vệ nên thấu hiểu sự tàn phá và hậu quả của xung đột, bạo lực.
Việt Nam luôn kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bình đẳng, cùng có lợi; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ; mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.Việt Nam chủ trương tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, tăng cường xây dựng lòng tin chiến lược với các nước; luôn mong muốn mở rộng hợp tác quốc phòng, để nâng cao khả năng bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau giải quyết các thách thức an ninh chung, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của thế giới, khu vực và cộng đồng quốc tế.
Đối với tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông, Việt Nam kiên trì, kiên quyết nguyên tắc giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia; tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, cam kết thực thi nghiêm túc DOC và mong muốn hướng tới xây dựng một COC hiệu quả, thực chất và có tính pháp lý rõ ràng hơn.
Các đại biểu khác tham dự Đối thoại Shangri-La lần này cũng chia sẻ quan điểm về vai trò quan trọng của hòa bình, ổn định và hợp tác đối với sự phát triển thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới. Các đại biểu nhất trí rằng những động thái tăng cường vũ trang sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích phòng vệ chính đáng. Nếu các bất đồng xảy ra, thay vì xung đột vũ trang, các quốc gia sẽ cùng nhau thảo luận và giải quyết bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế. Như vậy, qua hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á Shangri-La lần thứ 19, một lần nữa vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Việt Nam luôn là bạn, đối tác tin cậy của các nước./.
Thiên Bình
Trung Quốc là không thích Việt Nam đưa vấn đề tranh chấp lên các diễn đàn như thế này đâu, để dễ bề thôn tính đường biển, nhưng các cụ cũng đâu có vừa nhỉ, rất khéo trong việc kêu gọi sự tham gia, ủng hộ từ bạn bè quốc tế trong mỗi dịp, rất cấp thiết mà không động chạm đến quyền lợi của quốc gia khác
Trả lờiXóaVới tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông, Việt Nam kiên trì, kiên quyết nguyên tắc giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia; tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
XóaNước nào cũng mong muốn hòa bình ổn định, chỉ sử dụng vũ trang để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ấy thế mà xuất hiện anh tàu khựa, lúc nào cũng lăm le chiếm đất chiếm đảo của các quốc gia láng giềng, họp nhiều cũng phải đưa ra phương án phòng chống những kẻ này
Trả lờiXóaMột đất nước tự cường, yêu hòa bình như Việt Nam chắc hẳn là một người bạn, một đối tác mà nhiều quốc gia muốn hợp tác, gắn bó lâu dài trong chặng đường phát triển, tin rằng trong tương lai nước ta sẽ có đông bạn bè hơn nữa, cũng chung ta để giải quyết các khó khăn vướng mắc
Trả lờiXóaViệt Nam chủ trương tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, tăng cường xây dựng lòng tin chiến lược với các nước; luôn mong muốn mở rộng hợp tác quốc phòng, để nâng cao khả năng bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau giải quyết các thách thức an ninh chung, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của thế giới, khu vực và cộng đồng quốc tế.
XóaViệt Nam chúng ta bên việc tự chủ về quốc phòng, đảm bảo tốt an ninh lãnh thổ của mình còn cùng các quốc gia trên thế giới đảm bảo an toàn cho các khu vực khác để duy trì hòa bình và ổn định, đây là điều mà người dân Việt Nam nên tự hào.
Trả lờiXóaVũ trang để phục vụ cho mục đích hòa bình, chính đáng chứ không phải là để hằm hè, đe dọa lẫn nhau, có như thế mới có thể vừa tự cường vừa bắt tay nhau cùng phát triển được, hiện nay quan điểm của nhiều quốc gia vẫn chưa thay đổi được, cần phải lan tỏa suy nghĩ này
Trả lờiXóaPhát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam trước hội nghị một lần nữa cho thấy lập trường của đất nước, dân tộc Việt Nam chủ trương tăng cường khả năng quốc phòng bằng nội lực và điều kiện, khả năng của mình, không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống lại nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Trả lờiXóa