PHƯƠNG NAM
Là
một vấn đề mang tính quy luật, cuối năm thông thường các hoạt động giao thương,
đi lại sẽ có xu hướng tăng cao, tần suất lớn hơn các tháng còn lại trong năm.
Điều này cũng đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn trong phòng chống dịch bệnh
covid19 trong chiều hướng diễn biến phức tạp.
Ý
thức được điều này, trong ngày cuối cùng của tháng 12 năm Dương lịch 2021, Chủ
tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Công điện số 27/CĐ-UBND về
việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết
Dương lịch và đầu năm mới 2022.
Toàn
văn nội dung Công điện số 27CĐ-UBND về việc tăng cường thực hiện các giải pháp
phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch và đầu năm mới 2022 (Nguồn:
Facebook)
Trong
đó, người đứng đầu UBND Tp Hà Nội đã “yêu
cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành và các đồng chí Trưởng ban Chỉ đạo, Chủ tịch
UBND quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch
bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố theo các văn bản chỉ đạo của trung ương và
thành phố; yêu cầu thực hiện nghiêm quy định “5K”, lắp đặt và triển khai quét
mã QR căn cước công dân có gắn chíp, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ
chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt tại các điểm công cộng, nhà ga, sân bay, bệnh
viện, chợ, siêu thị… không để phát sinh tình trạng tập trung đông người trên địa
bàn; kiên trì tuyên truyền, vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài”.
Đặc
biệt, để phòng chống dịch trong bối cảnh Chính phủ đã có
nghị quyết về thiết lập trạng thái bình thường mới, đảm bảo linh hoạt, tạo điều
kiện tốt nhất cho người dân vui tết đón Xuân, ưu tiên hàng đầu của Hà Nội vẫn
là kịp thời phát hiện các ổ dịch và có biện pháp ứng phó kịp thời, dập dịch
trên diện hẹp và hạn chế tốt nhất nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Do đó, một
trong những phương án Hà Nội chú trọng thực hiện là duy trì thường trực 24/24/7
các đội phòng chống dịch cơ động, tại các cơ sở y tế; ; Giám sát chặt người về
từ các quốc gia, vùng có dịch, tăng cường giám sát phát hiện biến chủng mới
Omicron của vi rút SARS-CoV-2 tại cộng đồng, luôn trong tình trạng sẵn sàng phản
ứng nhanh với các thông tin để phát hiện sớm, truy vết, điều tra, xác minh,
khoanh vùng dập dịch kịp thời không để nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng; tăng cường
các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong các cơ sở khám, chữa
bệnh.
Ngoài
ra, hàng loạt các giải pháp khác cũng được ưu tiên thực hiện như căn cứ vào cấp
độ dịch trên địa bàn để áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp và chỉ đạo các
lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử phạt các trường hợp vi
phạm quy định về phòng, chống dịch; tăng tối đa công suất thu dung điều trị F0
tại xã, phường, thị trấn, tại nhà khi đủ điều kiện; rà soát lại trang thiết bị
y tế tại các trạm y tế lưu động. Tiếp tục củng cố hệ thống y tế cơ sở, tổ chức
tiêm vắc xin, thuốc, oxy y tế, giám sát dịch và nâng cao năng lực thực chất của
hệ thống y tế, nhất là hệ thống y tế cơ sở; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêm
chủng mũi 1, mũi 2 và tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại vắc xin phòng Covid-19 cho
các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường các giải pháp chuyên môn
giám sát dịch bệnh, biến chủng của vi rút để chỉ đạo, đề xuất tham mưu, báo cáo
Ban Chỉ đạo, UBND thành phố chỉ đạo các biện pháp ứng phó hiệu quả, phù hợp,
theo thẩm quyền…
Các
sở, ngành như Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên Môi trường… căn
cứ chức năng, nhiệm vụ được giao cũng được phân công một số nhiệm vụ cụ thể.
Điểm
dễ thấy, ngoài những giải pháp mang tính đồng bộ, tổng thể thì sự khẩn trương,
quyết liệt. Đây cũng là tín hiệu hết sức đáng mừng bởi những diễn biến tình
hình dịch bệnh hiện nay tại Hà Nội đang vô cùng đáng ngại. Với con số hơn 2000
ca nhiễm trên ngày, Hà Nội đang đứng trước những nguy cơ hết sức rõ nét. Nhưng
tin tưởng rằng, với hệ thống những giải pháp được nêu, Hà Nội sẽ sớm lấy lại được
sự thăng bằng cần thiết nhất là những ngày cuối và đầu năm mới Nhâm Dần 2022 sắp
tới.