THIÊN BÌNH
Ảnh: một tác phẩm về mẹ bị rận chủ Nguyenngocgia công kích (nguồn Internet)
“ Mang tiền về cho mẹ
Mang tiền về cho mẹ
Mang tiền về cho mẹ
Đừng mang ưu phiền về cho mẹ.
….
Mẹ không dám ăn
Không dám mặc
Không dám tiêu cũng chỉ vì lo
Giờ con đeo túi tò te đi mua cho mẹ cái túi Dior.
Tiếng nói đầu tiên là do ai dạy?
Nét chữ đầu tiên là tay ai cầm?
Sai lầm đầu tiên là nhờ ai sửa?
Vấp ngã đầu đời là được ai nâng?
Bài hát hay nhất trần đời là lời mẹ ru giữa trưa nắng hè
Những ngày dài nhất trần đời là mẹ đi chợ xa chưa thấy về
Thức ăn ngon nhất trần đời là cơm bếp củi mẹ nấu xoong gang
Bước ra đời là ông này bà nọ, trở về nhà là một đứa con ngoan.
(Trích: Mang tiền về cho mẹ – Đen Vâu)
Thời gian qua, có vẻ các rận chủ dần bí chủ đề để công kích chính quyền, chế độ nên nghề văn của các rận dần lụi theo và các suy nghĩ quái đản lại được dịp hoành hành. Sự việc chẳng có gì phải bàn khi nhắc đến rận chủ người ta thường nghĩ ngay đến những suy nghĩ lệch lạc, quái đản mà chỉ bọn chúng mới nghĩ ra được để chống phá Nhà nước. Các rận chủ thường bám vào trào lưu, dư luận mà xã hội quan tâm để xuyên tạc, công kích. Tuy nhiên, chỉ vì chống phá mà đi ngược lại với trào lưu thì đúng là ít thấy.
Chuyện là khi một đoạn rap của Đen Vâu xuất hiện trên youtube và mạng xã hội và được một trường học đưa vào thử nghiệm, làm bài kiểm tra học kỳ cho học sinh lớp 12. Điều này đã gây ra phản ứng khá tích cực trên cộng đồng mạng bởi như thầy giáo Hà Văn Vụ, người đã đưa bản rap vào làm bài thi văn cho học trò là “tìm gì đó tươi mới” nhưng vẫn mang ý nghĩa giáo dục. Tuy nhiên, rận chủ Nguyễn Ngọc Già (chủ của blog nguyenngocgia, kẻ mà các “rận chủ” tung hô là “người hùng cô đơn”, “người chiến sĩ dân chủ thầm lặng”?!? ) đã công kích việc này và cho rằng “nhà trường đang “cố sức” đặt cha mẹ ngày nay lên “bệ thờ tinh thần” của lớp trẻ. Dường như trong nhà trường bây giờ, thầy cô và cả những nhà nghiên cứu giáo dục, vẫn tiếp tục lầm lẫn giữa khái niệm “thương kính” và khái niệm “thần tượng”. Như vậy, “người hùng cô đơn” của các rận chủ cho rằng lớp trẻ tiếp tục bị kìm hãm TỰ DO TƯ TƯỞNG do được giáo dục phải tôn kính cha mẹ. Và Nguyễn Ngọc Già cho rằng Tình yêu thương, nghĩa dưỡng dục của cha mẹ bỗng trở thành “MÓN NỢ” quá lớn như “đôi vầng Nhật Nguyệt” oằn nặng trên đôi vai đứa con, một cách hiển nhiên. Vô hình chung, đứa con buộc phải “TRẢ NỢ” bằng mọi cách, kể cả bằng mọi giá… Việc báo hiếu với cha mẹ bị Nguyễn Ngọc Giàcho là tô đậm thói đạo đức giả, bằng trào lưu dậy sóng ba đào mang tên “mãnh lực đồng tiền”, đang ngày càng tràn lan trong xã hội, đến mức báo động khẩn cấp.
Vậy đó, chỉ để công kích nền giáo dục Việt Nam, Nguyễn Ngọc Già tiêm nhiễm những tư tướng trái ngược với đạo lý muôn đời của dân tộc ta. Thật là một suy nghĩ quái đản./.