PHƯƠNG NAM
Trong khi nhiều
người vẫn chưa quên những câu từ trong bản “Báo cáo thường niên năm 2021 về
tình hình quyền con người tại các nước và lãnh thổ trên thế giới trong năm qua”,
trong đó có đề cập khá sâu và chi tiết về Việt Nam thì trong báo cáo năm 2022,
mọi thứ lại được lặp lại.
Đó vẫn là việc
liệt ra những con số giới thực thi pháp luật Việt Nam bắt, xử lý đối với những
cá nhân có hoạt động chống phá nhà nước, chế độ: “Năm 2021 là một năm nặng trĩu
đối với Việt Nam qua những thực tế gồm dịch COVID-19, Đại hội Đảng Cộng sản lần
thứ 13 vào tháng một, cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng năm. Trong năm qua, có ít
nhất 63 người bị giam tù vì bày tỏ chính kiến hoặc tham gia các hội, nhóm bị
Nhà nước xem là chống chính quyền. Trong số những người này có nhiều người đang
phải chịu thi hành những bản án rất nặng sau các phiên xử bất công dựa theo những
cáo buộc ngụy tạo”.
HRW tiếp tục bịa đặt tình hình
nhân quyền tại Việt Nam (Nguồn: facebook)
Hay những
tuyên bố cho rằng: “Chính phủ Việt Nam hạn
chế nghiêm trọng các quyền dân sự và chính trị cơ bản gồm các quyền tự do biểu
đạt, tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do lập hội và hội họp ôn hòa, cũng
như quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng. Tại Việt Nam không có tự do báo chí hay độc
lập. Nhà nước không cho phép thành lập các đảng phái chính trị hay các tổ chức
nhân quyền độc lập. Chính phủ ngang nhiên can thiệp vào công việc điều hành của
các tổ chức tôn giáo”.
Việc mọi thứ
diễn ra theo một cách rập khuôn ít nhiều cho thấy, HRW không quan tâm nhiều tới
những vấn đề đang diễn ra tại Việt Nam; thậm chí họ hoàn toàn không thèm khảo
sát, đánh giá để nhìn thấy những chuyển biến có tính mẫu mực trong tình hình
nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2021 và rất nhiều năm về trước. Nó cũng đủ sức
tố cáo tính minh bạch, công tâm cũng như thái độ thiếu thiện chí mà HRW đã dành
cho Việt Nam trong suốt thời gian qua. Đây một lần nữa là lí do khiến giới chức
Việt Nam luôn tỏ ra dửng dưng hoặc không mấy quan tâm khi những báo cáo kiểu
này được công bố và truyền thông bên ngoài đưa tin rầm rộ.
Trở lại với nội
dung báo cáo của HRW, bên cạnh việc thiếu sáng tạo trong nhận định, đánh giá về
tình hình thực thi nhân quyền tại Việt Nam thì điều dễ thấy tổ chức “mang tầm
vóc quốc tế về nhân quyền” này vẫn không quá quan tâm tới vấn đề tài liệu và
nguồn tài liệu làm căn cứ để đưa ra những nhận định và đánh giá.
Trên thực tế,
cũng giống như những vấn đề mang tính khoa học khác, đây là vấn đề cốt tử, bởi
chỉ cần bỏ qua hoặc không quan tâm đến nó thôi, ngay tức thì những vấn đề nói
ra sẽ không có bất cứ tác dụng hay giá trị gì. HRW đã không ít lần bị nhắc nhở
và lên án vì điều này nhưng xem chừng, họ vẫn phớt lờ những vấn đề có tính
nguyên tắc và tối quan trọng đó. Hoặc nếu có thì đó cũng chỉ là những tài liệu
được cung cấp một chiều, từ phía một chủ thể nào đó mà không quan tâm xem giới
chức nhà nước nói gì, phản biện ra sao về vấn đề được nêu. Chính cái cách làm
việc không giống ai đó khiến HRW quên mất tính thực tế đang diễn ra và cứ lặp
đi, lặp lại những vấn đề đã quá ư cũ kỹ, không còn mang tính thời sự hiện hành!
Xã hội càng cởi
mở thì nhân quyền càng được đảm bảo. Đó là xu hướng và cũng chi phối trực diện,
trực tiếp tới việc nhìn nhận, đánh giá về vấn đề này trên thực tế. Và để những
báo cáo kiểu này được công nhận, tán dương, ủng hộ và coi trọng nên chăng, HRW
nên học cách công khai, công tâm khi nhìn nhận và không riêng gì vấn đề nhân
quyền tại Việt Nam…