PHƯƠNG NAM
Về vụ việc
“quay xe” của Gs Ngô Bảo Châu có lẽ nhiều người đã biết, thậm chí biết rất rõ.
Người viết sẽ không cần nhắc lại. Chỉ xin được tập trung vào những diễn biến xảy
ra sau đó.
Theo đó, thay
vì tìm kiếm nguyên nhân sự việc ở chính con người GS này và kết nối với những
phát biểu hàm hồ trước đây thì một bộ phận dư luận (chủ yếu những người đã tin
tưởng và bày tỏ niềm yêu mến đối với Gs Châu từ trước đến nay) lại nhân sự việc
để nói ra những thứ chuyện mang tính không bản chất khác.
Nhiều hơn cả
vẫn là việc đặt ra và cho rằng, chính cách đối đãi của nhà nước ta khiến một
tài năng toán học đầu quân cho nền toán học Trung Quốc thay vì về nước cống hiến
hoặc chí ít cũng là đầu quân cho một nền Toán học khác ngoài Trung Quốc; đẩy một
người từ tâm lý bài Tàu mạnh mẽ, quyết liệt, thậm chí còn lên tiếng dạy cách chống
Tàu quay xe, tham gia viện toán Cáp Nhĩ Tân…
Luận điệu này
nhanh chóng bị nhận diện và vạch trần; những kẻ nêu vấn đề như trên cũng lộ rõ
bản mặt chẳng hiểu gì về con người vị Gs này lẫn những chuyện bên lề.
Gs Ngô Bảo Châu bị chỉ trích vì vụ
"quay xe" (Nguồn: facebook)
Bởi lẽ,
ngay từ đầu, khi Gs Châu thành danh và trở nên nổi tiếng với chứng minh bổ đề
cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu vào năm 2010. Ông đã được nhà nước lẫn nền giáo
dục Việt Nam trọng dụng và có những chế tài trọng dụng đặc biệt: “Ngày
9/3/2011, phó thủ tướng chính phủ và bộ Giáo dục đã công bố Quyết định thành lập
Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (Vietnam Institute for Advanced Study in
Mathematics) và quyết định bổ nhiệm ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của
Viện.
Cùng
với nhà giáo Phạm Toàn, và giáo sư toán học Vũ Hà Văn, GS Ngô Bảo Châu mở một
trang mạng giáo dục với tên là Học thế nào chính thức hoạt động vào ngày 1
tháng 5 năm 2013 với kỳ vọng đóng góp vào việc tìm ra phương hướng giải quyết
các vấn đề của giáo dục Việt Nam.
Tháng
10 năm 2013, ông là Chủ tịch danh dự của Câu lạc bộ Nhà khoa học Đại học Quốc
gia Hà Nội theo lời mời của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - PGS.TS. Phùng
Xuân Nhạ” (theo Wikipedia).
Chưa hết, Gs
Châu cũng nhận được những lời mời đặc biệt và được trọng vọng trên nhiều diễn
đàn khác nhau do nhà nước và ngành giáo dục đứng ra tổ chức. Đặc biệt, với tinh
thần tôn trọng và tạo mọi điều kiện tối đa cho GS Châu tham gia các hoạt động
nghiên cứu trong nước, không có bất cứ chế tài nào mang tính ràng buộc giữa nhà
nước – với cá nhân ông.
Những điều được
chỉ ra vì thế đã cho thấy hoàn toàn ngược lại với những đồn đoán nói trên. Còn
những tiếng nói lên án, thậm chí đả kích, chỉ trích dành cho ông khi lên tiếng
về các vấn đề giáo dục, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam đơn giản là tiếng
nói của dư luận; là sự phán xét của chính xã hội dành cho ông. Và tin rằng, với
riêng chuyện này sẽ không làm cho những người hoạt động khoa học như Gs Châu
thay đổi thái độ và chính kiến của mình!
Vấn đề còn lại
như cách đặt vấn đề ngay từ đầu chỉ ở cá nhân con người Gs Châu. Ở đây, người
viết hoàn toàn không quan tâm tới việc ông đầu quân cho ai, ở đâu mà quan trọng
là ông sẽ tiếp tục cống hiến gì cho nền toán học thế giới trong những năm tới;
đó cũng là cách ông làm rạng danh trí tuệ Việt! Nhưng có lẽ phải nói thế này:
Là một người hoạt động chuyên môn thì thiết tưởng những người như Gs Châu nên
hoạt động chuyên môn thuần túy; với mọi chuyện hãy xem đó là việc riêng của
mình thay vì xã hội hóa và khiến cho mọi thứ trở nên có vấn đề!
Cú quay xe và
chuyện vạ miệng của Gs Ngô Bảo Châu tin chắc sẽ còn được nhắc nhiều và đó hi vọng
sẽ là bài học cho những nhà khoa học chân chính không muốn tai bay vạ gió xảy đến
với mình!