PHƯƠNG NAM
“Nếu
như ông Lê Duẩn không đưa quân vào xứ Chùa Tháp, lật đổ chính quyền Pol Pot và
đưa Heng Samrin và Hun Sen lên thay thế vào đầu năm 1979, thì liệu ông Đặng Tiểu
Bình có đưa 600 ngàn quân tổng tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam vào
ngày 17 tháng 2 năm 1979 hay không?
Nếu
như sau khi kết thúc cuộc chiến vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, lãnh đạo CSVN tiếp
tục chính sách đu dây giữa Liên Xô và Trung Cộng, và không có tham vọng khống
chế hai đàn em Lào và Campuchia để thành lập Liên Bang Đông Dương, thì liệu
Trung Cộng có lấy lý cớ “khiêu khích vũ trang và thù nghịch” tại các khu vực
biên giới, để xâm lược Việt Nam vào năm 1979 hay không?”
Hai câu hỏi
đó được Lý Thái Hùng, kẻ được cho là nhân vật chủ chốt của tổ chức khủng bố Việt
Tân viết ra ngay những dòng mở đầu trong bài “NHÌN LẠI TRẬN CHIẾN BIÊN GIỚI
PHÍA BẮC 1979”. Bài viết được Việt Tân đăng tải trên fanpage của chính mình!
Bài viết của Lý Thái Hùng trên
trang Việt Tân (Nguồn: facebook Việt Tân)
Trên bình diện
tổng quát và đa chiều mà nói thì những câu hỏi như thế hết sức cần thiết để giải
mã lịch sử và cũng là để hậu thế có những cách thức ứng xử khôn ngoan trước những
vấn đề hệ trọng, trong mối tương quan với các nước lớn. Tuy nhiên, với hai câu
hỏi được đại diện của Việt Tân nêu ra thiết nghĩ không nên và không cần phải
bàn sâu, bàn kỹ gì cho cam! Bởi lẽ:
1.
Đã từ rất lâu, với người dân Việt Nam mà nói thì cái tên Việt Tân chỉ gợi cho
con người ta nhớ đến những kẻ bán nước cầu vinh. Ở đó, tất cả nhân cách của
chúng không đáng được coi trọng chứ đừng nói đến lắng nghe ở họ một điều gì đó.
Lẽ vì thế những gì họ nói ra dù là điều gì đi nữa cũng không đáng được lắng
nghe, được xem xét dù chỉ ở một khía cạnh rất nhỏ đi chăng nữa!
2.
Bản thân lịch sử vốn dĩ đã chứa đựng yếu tố thời đại của nó. Mọi quyết định khi
được đưa ra ở tầm vĩ mô đều bị chi phối bởi hàng trăm, hàng triệu nhân tố, chứ
không đơn thuần chỉ là vài ba lí do, kiểu
chọn 1 trong hai, thậm chí nó còn bị yếu tố văn hiến, truyền thống quyết
định chứ không vì cái lợi trước mắt, nhất thời.
Ngay như chuyện
xuất quân đi cứu nạn diệt chủng tại Campuchia, đúng là Việt Nam hoàn toàn có thể
để chính quyền Pol Pot nướng người dân đất nước chùa tháp trên những giá treo,
hố chôn tập thế. Song chính đạo lý, chính mối gắn kết của quân, dân, chính quyền
hai nước từ trong những ngày đầu đánh Pháp, sự gần gũi về mặt địa lý, văn hóa
khiến chúng ta không thể ngồi yên. Điều đó dường như là mệnh lệnh của trái tim
chứ không còn là sự lựa chọn như được nói đến. Và với người Trung Quốc, thời điểm
đó mà nói thì có hay không có sự kiện đó chẳng hề quan trọng, bởi với dã tâm
xâm lược đã rất rõ ràng thì trước sau gì chúng vẫn tiến đánh Việt Nam. Mạch nguồn
và ý thức đó chúng đã có hàng ngàn năm chứ không phải đến khi đó mới có. Lịch sử
chống ngoại xâm của người Việt từ bao đời cho thấy rất rõ điều đó.
Còn về chuyện
nói rằng, Việt Nam đánh đu giữa Liên Xô và Trung Quốc dẫn đến việc Trung Quốc
phát động chiến tranh để “dạy dỗ Việt Nam một bài học” càng là chuyện hoang đường,
khó mà chấp nhận. Rồi cả cái gọi là tham
vọng khống chế đàn em Lào, Campuchia nữa, tất cả chỉ là giọng điệu xuyên tạc của
những kẻ không hiểu gì về thời cuộc hay bối cảnh lịch sử khi đó.
Việt Nam từ thuở
lập nước (1945), với đường hướng độc lập, tự cường chưa bao giờ bộc lộ và cho
thấy mình ngả về bất cứ đất nước nào hay lựa chọn làm đồng minh với ai, kể cả
những đất nước được cho là cùng thể chế chính trị đi chăng nữa! Sự bình đẳng,
không thiên vị hoặc liên kết với nước này để chống nước khác là điều mà bất cứ
quốc gia nào cũng phải thừa nhận ở Việt Nam. Ở dân tộc Việt Nam cũng chưa bao
giờ bày tỏ tham vọng bành trướng hay đàn
anh với đất nước khác, vì nếu có điều đó thì chắc chắn ở những thời điểm thành
lập Đảng cộng sản (1930) không phải là Đảng Cộng sản Việt Nam mà là đảng cộng sản
Đông Dương.
Tính chính
nghĩa, nhân văn của dân tộc, đất nước Việt Nam vì thế luôn hiện diện trong mọi
hoàn cảnh. Và đó cũng là lí do khi xuất hiện những kẻ thù trực diện, dân tộc Việt
Nam vẫn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chính mình và cho chân lý hiện sinh. Thực
sự đáng tiếc khi đám vong nô Việt Tân vẫn cố tình không công nhận điều đó và hết
lần này đến lần khác châm chọc và nhân cơ hội để tấn công và bày trò thị phi,
xuyên tạc.