Ảnh: Các đối tác xanh đến Việt Nam vào tháng 2/2022 (nguồn Internet)
Nhìn lại tháng 2 này, trong khi mà các rận chủ ra sức bôi nhọ, nói xấu về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận của Việt Nam; một số tổ chức quốc tế đưa những thông tin thiếu khách quan, thiếu trung thực về chỉ số dân chủ, tình hình tôn giáo… thì các đối tác như Mỹ, EU, Anh lại có những chuyến thăm hết sức tích cực và ý nghĩa đến Việt Nam với mong muốn tăng cường hợp tác và mang đến các chương trình, dự án đầu tư và phát triển bền vững.
Đầu tiên là chuyến thăm từ ngày 13 đến 15/2 của Chủ tịch Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 (COP26) Alok Sharma. Ông Sharma đã gặp và làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà - Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam về biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ông Sharma “hoan nghênh” những cam kết mà Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã đưa ra tại COP26 ở Glasgow, bao gồm cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050 và việc tán thành tuyên bố chung toàn cầu về chuyển đổi từ điện than sang năng lượng sạch. Theo đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Chủ tịch COP26 cũng nhấn mạnh “quyết tâm” của Vương quốc Anh trong việc hợp tác với Việt Nam để thực hiện được các cam kết nêu trên, ghi nhận tầm quan trọng của quy mô vốn đầu tư công để Việt Nam thực hiện quá trình chuyển dịch sang năng lượng sạch và của nguồn tài chính để hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết đầy tham vọng về khí hậu.
Ngay sau đó, vào hôm 17/2, Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu (EC) Frans Timmermans đã tới Hà Nội bắt đầu chuyến công ba ngày du đến Việt Nam để thảo luận các bước cụ thể tiếp theo sau Hội nghị khí hậu COP-26 với Chính phủ Việt Nam, nhằm thúc đẩy một chương trình phát triển xanh tại Việt Nam. Trong chuyến thăm kéo dài ba ngày, Phó Chủ tịch Timmermans đã hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Lê Minh Hoàn, cùng đại diện các cơ quan phi chính phủ tại Việt Nam. Phái đoàn Liên minh châu Âu nhận định rằng “Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những thập kỷ gần đây. Việt Nam có tiềm năng to lớn để tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo, và trong những ngày vừa qua chúng tôi đã thảo luận về các phương hướng áp dụng kinh nghiệm, chuyên môn và hỗ trợ tài chính của châu Âu – ví dụ về cải thiện lưới điện, tăng cường các khuôn khổ pháp lý và đầu tư vào lưu trữ năng lượng – để đẩy nhanh sự chuyển đổi này…”
Và gần đây nhất, hôm 23/2, đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về Biến đổi Khí hậu John Kerry đã có mặt tại Hà Nội để gặp gỡ các quan chức chính phủ, đại diện các tổ chức xã hội và các lãnh đạo doanh nghiệp nhằm xây dựng sự đồng thuận về các hoạt động chủ chốt để giải quyết khủng hoảng khí hậu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng sạch. Nhân chuyến thăm của ông Kerry. Cũng hôm 23/2, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam đã công bố Quỹ Thách thức Đổi mới sáng tạo mang tên “Những nhà Kiến tạo năng lượng tương lai” với nguồn ngân sách 2,5 triệu đôla hướng tới mục tiêu thúc đẩy các giải pháp nhằm khắc phục những thách thức về năng lượng đô thị…
Vậy đó, mặc dù vẫn còn những tiếng nói thiếu khách quan, lẻ loi nhằm mục đích xấu với Việt Nam, tuy nhiên, trong mắt bạn bè quốc tế, Việt Nam vẫn luôn là đối tác tin cậy, uy tín và có trách nhiệm được cả cộng đồng quốc tế công nhận. Chỉ bấy nhiêu thôi là đủ phủ định lại những điều mà ngày đêm các rận chủ vẫn rêu rao. Buồn thay cho kiếp rận chủ./.
Thiên Bình