PHƯƠNG
NAM
Trong
quá khứ nhắc đến hai từ “phản chiến” (phản đối chiến tranh) sẽ khiến chúng ta
nhớ đến hình ảnh những công dân của nước Mỹ hay nước Pháp bằng những hành động
cụ thể của mình đã yêu cầu Chính phủ của chính nước mình chấm dứt những cuộc
xâm lược lên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta. Và cùng với những thất bại
trên chiến trường, phong trào phản chiến đó đã giúp cho Chính phủ Pháp, Mỹ thời
điểm đó thấy được sai lầm và kết thúc cuộc chiến hao người, tốn của và phi
nghĩa.
Sức
mạnh của chính nghĩa, lương tri chính là điểm mạnh và tạo nên sự khác biệt
trong phong trào phản chiến trong quá khứ.
Ngày
nay, phong trào “phản chiến” cũng trở nên đa dạng hơn, trong đó hình thức phổ
biến nhất vẫn là “thư ngỏ”, “tuyên bố”; những hành động như của chị Raymonde
Dien (Raymông điêng) nằm trên đường ray xe lửa chặn đoàn tàu chở vũ khí, binh
lính từ Pháp sang Việt Nam để phản đối chiến tranh không còn nữa. Thế nhưng điều
cốt tử của hoạt động phản chiến, phong trào phản chiến vẫn là phải đứng trên
chính nghĩa; mất đi điều đó thì tất cả sẽ thành giả dối, trở thành trò hề chứ
không hướng đến những giá trị lớn lao, tích cực.
Bức “thư ngỏ” của nhóm 12
luật sư phản đối chiến tranh tại Ukraine (Nguồn: facebook)
Theo
dõi tình hình chiến sự tại Ukraine hẳn nhiều người đã biết đến “thư ngỏ” của Nguyễn
Khắc Mai (90 tuổi), Nhà Nghiên cứu Văn Hóa và Giáo Sư Nguyễn Đình Cống (86 tuổi),
6 Tổ chức Xã hội Dân sự và 169 cá nhân người Việt ở trong và ngoài nước ra thư
ngỏ, gửi Chính phủ và Nhân dân Ukraine. Đây là bức thư ngỏ đầu tiên mà một số
người Việt sử dụng để phản đối chiến tranh, song cái sự lạ là có rất ít sự chú
ý của dư luận. Hành động này sau đó cũng nhanh chóng bị nhận diện là trò khoe mẽ,
công khai hóa tổ chức của một đám người chuyên hành nghề chống phá trong nước.
Họ
lên án nước Nga, lên án Tổng thống Putin không vì họ có bằng cớ chứng tỏ điều
đó từ chiến sự đang diễn ra trên đất Ukraine mà đơn giản, cái gì liên quan tới
nhà nước, chế độ dù trong quá khứ hay hiện đại đều bị chúng tấn công theo hiệu ứng
“có cây dây leo”.
Sau
“thư ngỏ” thứ nhất, khi mà nhiều người đang nghĩ rằng sẽ không có thêm bất cứ
thư ngỏ nào nữa bởi dư luận đã nhận ra rằng, để xảy ra cuộc chiến như đang diễn
ra thì nguyên nhân không phải đến từ một phía mà cả hai; vai trò của những kẻ
bên ngoài cũng được vạch mặt, chỉ tên thì bức “thư ngỏ” thứ hai ra đời.
Chủ
nhân của là nhóm 12 luật sư, do Ls Ngô Ngọc Trai khởi xướng.
Và
cứ ngỡ, rút kinh nghiệm và những điều không đáng có trong “thư ngỏ” thứ nhất
“thư ngỏ” thứ hai sẽ có cái gì đó khác biệt để nhận được sự đồng thuận của dư
luận. Nhưng như nhận xét của nhiều người sến sẩm và nhiêu khê đến không tưởng.
Vẫn
là giọng điệu của những kẻ đổ lên đầu nước Nga và tổng thống Putin là nguyên
nhân của cuộc chiến và gọi đó là cuộc xâm lược của nước Nga, đồng thời kêu đòi,
la hét hết chuyện này đến chuyện khác. Họ cũng không quên ngợi ca những giá trị
tự nhận của mình. Và nhiều người đã không sai nó giống với bài văn cảm tưởng
hơn là thư ngỏ. Chính văn phong thiếu phù hợp, tâm thế phiến diện, một chiều biến
bức “thư ngỏ” của nhóm Luật sư này sớm bị nhận diện là trò hề hơn là hành động
gi đó thiết thực và nhân văn.
Thật
không may cho hòa bình thế giới khi vẫn còn đó những kẻ diễn trò và lợi dụng.