PHƯƠNG NAM
Trước sự gia tăng đột biến của ca nhiễm
covid19 trong cộng đồng, cùng với những báo cáo y tế cho thấy số lượng người tử
vong do dịch bệnh giảm mạnh, nhất là ở các đối tượng đã được tiêm chủng đầy đủ,
làn sóng cho rằng “ai cũng là F0” được nói và nhắc nhiều trên nhiều diễn đàn mạng.
Nhưng xin khẳng định luôn, đó là một sự suy nghĩ hết sức sai lầm và nguy hiểm. Bởi lẽ:
Do những nỗ lực trong phòng chống dịch bệnh
nói chung, nhất là việc đẩy mạnh diện phủ tiêm chủng vắc xin covid19, tình hình
dịch bệnh tại Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực. Đây cũng là nền tảng
để Chính phủ, Bộ Y tế chuyển trạng thái chống dịch từ “chống dịch như chống giắc”
sang trạng thái “thích nghi, bình thường mới”. Số ca tử vong cũng có xu hướng
giảm mạnh. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với dịch bệnh covid19 đã trở nên
ít nguy hiểm hơn.
Ảnh
minh họa (Nguồn: Internet)
Theo ghi nhận từ nhiều ca bệnh, mặc dù đại
đa số người bị nhiễm (khi đã được tiêm chủng) thì các dấu hiệu bệnh không quá nặng
và thời gian điều trị cũng không quá lâu. Song đó không phải là dấu hiệu chung,
bằng chứng là vẫn có những biểu hiện nặng, nguy hiểm như sốt 40 độ, ho ra máu,
tiêu chảy, phát ban, tức ngực, khó thở...
Trong khi đó, mặc dù đối tượng trên 12 tuổi
đã được phủ kín diện tiêm vắc xin vẫn còn đó những đối tượng dưới 12 tuổi. Và một
khi nguồn lây được hiện diện khắp mọi nơi thì không đảm bảo đối tượng này được
bảo vệ an toàn trước dịch bệnh. Lẽ vì thế vì sự an toàn chung của gia đình,
toàn xã hội thì việc nêu cao ý thức, tự bảo vệ mình trước dịch bệnh là điều nên
làm, nên được quán triệt một cách sâu sắc nhất.
Một vấn đề khác cũng được chỉ ra đó là những
di chứng của hậu covid19. Đây là vấn đề được khoa học y khoa kiểm chứng. Và rõ
ràng những di chứng đó sẽ để lại vô cùng lâu dài, tác động lớn đến đời sống
hàng ngày, chất lượng cuộc sống của chính chúng ta, người thân và gia đình.
Chúng ta an toàn, người thân an toàn trước dịch bệnh cũng đồng nghĩa với chúng
ta sẽ không phải đối diện với các di chứng hậu covid19. Niềm vui khi đó sẽ trở
nên trọn vẹn và ngọt ngào hơn.
Cũng như cách ứng xử đối với thiên tai, dịch
bệnh nói chung, đối với dịch covid19 tâm thế mà cả xã hội cần phải có là bình
tĩnh, lạc quan và không quá lo sợ trước dịch bệnh. Có được điều này mới có cơ
may kiểm soát được tình hình và tránh được những vấn đề do nóng vội mà xảy đến.
Tinh thần sống chung với lũ là một trong những tâm thế đó. Song như đã nói, nó
hoàn toàn khác với tâm thế chủ quan, xem mọi thứ một cách giản đơn mà không lường
hết được những tác hại, hậu quả có thể xảy đến. Dịch covid19 tuy đã có những
chiều hướng giảm mức độ nguy hiểm song hiểm họa, di chứng của nó vẫn đang hiện
hữu. Sự chủ quan vì thế có thể sẽ khiến chúng ta phải trả những cái giá thực sự đắt đỏ, tốn kém.
Ai rồi cũng là FO không phải là thứ kim
bài miễn tử. Hãy tự biết lo cho mình và gia đình trước khi những điều không hay
ập đến. Sự chủ động, cảnh giác luôn là con đường ngắn nhất dẫn chúng ta tới những
chiến thắng cuối cùng!