PHƯƠNG
NAM
Việc cơ quan Công an tống đạt quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với
bà Nguyễn Phương Hằng, sinh năm 1971, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam,
trú tại 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh và sau đó là vụ
bắt Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết vì thao túng chứng khoán, có thể xem là hai
trong nhiều vụ việc điển hình được cơ quan thực thi pháp luật tại Việt Nam thực
hiện; là lời khẳng định hùng hồn cho tinh thần thượng tôn pháp luật và không có
vùng cấm bất kể kẻ đó là ai, có địa vị như thế nào.
Việc bắt tạm giam tiến tới xử lý hai đối
tượng cùng nhiều đối tượng liên quan trong 2 vụ việc nhanh chóng nhận được sự
tán dương hết sức nhiệt thành từ dư luận người dân. Dư luận cũng đang chờ đợi
những bản án thích đáng, đúng người, đúng tội dành cho họ.
Bà
Nguyễn Phương Hằng và ông Trịnh Văn Quyết (Nguồn: Facebook)
Và mặc dù trong bức tranh chung của dư luận
đó, điểm tích cực luôn chiếm đa số và thắng
thế những xu hướng tiêu cực, ngược lại. Thế nhưng, vẫn còn đó những kẻ tiếp cận
2 câu chuyện không phải bằng sự thực tâm và dụng ý tích cực gì mà mục tiêu của
chúng vẫn như đã định: Từ từng câu chuyện cụ thể để thêm thắt và biến tấu cho
nó trở nên có vấn đề, qua đó phủ nhận bản chất thực sự của những nỗ lực đã được
định hình và đặt ra những nghi hoặc thiếu tích cực hướng đến nhà nước.
Theo đó, nếu như ở vụ bà Phương Hằng, báo Công an nhân dân đã nhận
diện được rằng: “Một số tổ chức, hội nhóm
phản động như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ; các hãng truyền thông hải ngoại vốn
thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA, RFI, VOA… đã đưa ra nhiều bài viết, hình ảnh,
video có nội dung xuyên tạc, sai trái. Điển hình trên mạng facebook của Việt
Tân vu cáo: “Công an sử dụng Điều 331 để khởi tố bà Hằng là sai trái”, rồi suy
diễn thành việc “doanh nhân đối đầu với thế lực chính trị như việc trứng chọi
đá”. Bài viết đưa ra luận điệu hết sức lố bịch rằng: “Ở Việt Nam này luật pháp
không tồn tại”, “quyền tự do dân chủ bị bóp nghẹt”...” thì vụ ông Trịnh Văn Quyết, câu chuyện cũng bị
xuyên tạc theo chiều hướng tương tự, chỉ có điều nó ngắn gọn và đi liền với luận
thuyết: “ông Quyết câu kết với nhiều lãnh đạo Nhà nước để thao túng nền kinh tế
và trục lợi phe nhóm”.
Khỏi phải nói, phải bàn tới những hệ lụy về
mặt pháp luật, xã hội khi những luận điệu ngỡ như “trẻ con”, tầm phào đó được
lan truyền đầy rẫy trên không gian mạng. Có thể với những người có hiểu biết,
thận trọng sẽ chờ đợi hồi sau câu chuyện để khẳng định vấn đề hoặc họ cũng sẽ
nhận định vấn đề được nêu ra bằng những cứ liệu cụ thể để có niềm tin nhà nước,
cơ quan thực thi pháp luật đang làm đúng. Nhóm người này thực sự không đáng ngại
khi tiếp cận những thông tin kiểu này.
Nhưng sẽ ra sao khi đó là những con người
nóng vội, cả tin và thiếu năng lực suy đoán. Họ sẽ tin và thậm chí bị dẫn dụ
vào những lớp lang, ma trận của những luận thuyết mà ngay từ đầu nó đã có điểm
đến sẵn. Cái nguy hiểm của vấn đề nằm ở chỗ đó.
Trong khi đó, không đi tìm hiểu sâu mà tổng
quan tí chúng ta sẽ thấy: Đây là những vấn đề nổi cộm, được dư luận quan tâm đặc
biệt trong thời gian qua; báo giới cũng tốn khá nhiều bút mực cho 02 câu chuyện
này. Lẽ đương nhiên cơ quan thực thi pháp luật đã nhìn thấy vấn đề và trách nhiệm
của họ, trên cơ sở quy định pháp luât là vạch trần tất cả ra áng sáng, giải tỏa
những bức xúc, hoài nghi từ dư luận. Và đối với cả 2 vụ việc, mọi việc mới chỉ
dừng lại ở khởi tố bị can, bắt tạm giam, đúng – sai, bản án thế nào còn phải chờ
một quá trình nữa. Vậy nên đừng dại để tin vào những điều mang tính dự báo, dự
đoán (bởi kinh nghiệm cho thấy đa phần chúng dựa vào cảm tính, động cơ xấu nên
sai bét).
Xã hội đang ngày càng phát triển. Tiến
trình dân chủ cũng đã, đang và sẽ càng cởi mở hơn. Điều này đồng nghĩa tiếng
nói của người dân được lắng nghe và trong số đó có chuyện lên tiếng, công khai
vạch trần những trò kích bác, xuyên tạc rẻ tiền của đám người xấu đối với 2 vụ
án đang được dư luận tiếp tục quan tâm.