PHƯƠNG NAM
Lẽ dĩ nhiên,
đám Việt Tân sẽ không bỏ lỡ một cơ hội “ngon ăn” như thế để tung hê Nguyễn Thúy
Hạnh (58 tuổi, ở căn hộ 0412A, tòa R6, số 72A Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận
Thanh Xuân, Hà Nội) và nhân tiện đá xéo chế độ cũng như các cơ quan thực thi
pháp luật nước nhà.
Theo ghi nhận,
tổ chức khủng bố Việt tân có tới 02 bài về chủ đề này và đăng trên trang
fanpage chính thức. Bài thứ nhất là nhắc lại bài trần tình của Hạnh thủa chưa bị
bắt. Và bài thứ hai mới được xem là những điều được Việt Tân nói về Hạnh sau
đúng 1 năm bị bắt.
Bài lên tiếng của Việt Tân sau 1
năm Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt (Nguồn: Fanpage Việt Tân)
Việt Tân viết:
“Ngày
7/4/2021, tròn một năm trước, nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt tạm giam.
Cô đã bị giam giữ biệt lập trong suốt một năm qua, không được gặp gia đình,
cũng không được gặp luật sư.
Ba lệnh
tạm giam đã được đưa ra, nhưng kết luận điều tra vẫn chưa có”.
Từ những điều
được thông tin ban đầu này có thể thấy, việc cơ quan Công an tiến hành tạm giam
Hạnh để phục vụ điều tra hoàn toàn có căn cứ và đảm bảo các thủ tục pháp lý cần
thiết. Đến nay, để vẫn tiếp tục tạm giam Hạnh phục vụ điều tra, Cơ quan công an
đã 02 lần có quyết định gia hạn theo luật định.
Đó vì thế
cũng là một câu trả lời cho những băn khoăn rằng tại sao Hạnh bị tạm giam lâu đến
thế mà chưa bị đưa ra xét xử. Rằng tất cả đều có căn nguyên của nó và đối với
các cơ quan thực thi pháp luật điều sống còn với họ luôn là thực hiện đúng quy
định pháp luật; nếu làm ngược lại thì chắc chắn họ đã không thể tồn tại, bản
thân Hạnh và gia đình hoàn toàn đã không để họ được yên thân.
Sau những
thông tin ban đầu quý giá và cần thiết đó, Việt Tân đã nhắc lại vai trò của Hạnh
trong quỹ 50K với những lời lẽ có cánh và quên mất rằng, Hạnh chưa bao giờ bị bắt,
tạm giam vì hành vi này và những điều liên quan. Hạnh đã bị cơ quan an ninh điều
tra Công an Hà Nội đã thi hành lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với bị can
Nguyễn Thúy Hạnh về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông
tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" quy định tại điều 117 Bộ luật
hình sự năm 2015. Cho nên, những lời lẽ nói rằng: “Cô được biết đến nhiều nhất với sáng kiến Quỹ 50k. Phương châm của quỹ
này là kêu gọi mọi người giúp đỡ những trường hợp khó khăn ít được công chúng
biết đến qua việc đóng góp một số tiền nhỏ.
Trong một bài viết Luật Khoa từng đăng, tác
giả Trịnh Hữu Long cho rằng ý nghĩa của Quỹ 50k "vượt xa những hỗ trợ vật
chất thông thường cho tù nhân lương tâm" không mang nhiều ý nghĩa về cả
mặt ý thức lẫn hình tượng. Có chăng
đó chỉ là điều khiến người ta nhớ tới Hạnh sau tất cả những chuyện/ điều đã xảy
đến.
Việt Tân cũng nhắc tới chuyện: “Nguyễn Thúy Hạnh từng tự ứng cử đại biểu Quốc hội năm 2016. Cô là một trong những ứng viên hiếm hoi đưa quyền phụ nữ vào nghị trình của mình. Nguyễn Thúy Hạnh kêu gọi thắt chặt các điều luật chống bạo hành phụ nữ, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, tạo việc làm, và thúc đẩy chính sách giáo dục và hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ” nhưng rồi nhắc làm gì với cái “kỷ niệm” không mấy thành hình đó, bởi dù ứng cử nhưng với việc bị loại khỏi vòng “gửi xe” khiến Hạnh chưa thể làm nên điều gì đó ra trò trống và ý nghĩa…
Từ những chuyện
được gợi nhắc đủ để thấy, sau 1 năm ngày Hạnh bị bắt, đến đám Việt Tân cũng chỉ
có chừng đó lời khi nói về ả. Sự bế tắc cộng với sự thiếu lí lẽ khiến cho những
điều về Hạnh trở nên khô cứng. Thế mới hay, người ta chỉ thực sự “sống” khi còn
được tự do. Mất đi tự do, dù có được người ta nhớ đến thì đó cũng chỉ là những
ký ức vụn vặt, xơ cứng và không nói lên một điều gì tích cực với chính người
đó.
Với đà này,
không hiểu khi ra Tòa, Hạnh và luật sư của mình có còn nói được điều gì nữa…