PHƯƠNG NAM
“Từ đâu nhà nước sở hữu tới 600 căn hộ? Tịch
thu hay cướp trắng của dân theo kiểu đấu tố địa chủ? Hay chính quyền mua lại của
dân để bảo tồn những di tích cỗ? Nếu chính quyền mua lại để bảo tồn di tích văn
hóa, lịch sử thì thật là điều đáng quý. Quý vậy thì tại sao bán? Bán vì chính
quyền không có khả năng bảo tồn nó hay vì chính quyền cần tiền, kiểu như nhà
túng thiếu, lấy bảo vật trong nhà ra bán để xài vậy?
Tài sản của nhà nước là tài sản của nhân
dân, UBND Hà Nội có quyền làm việc đó không? Đã được cấp phép bởi ai? Tiền bán
được xung vào quỹ nào? Nhân dân có được quyền biết không? Nhiều câu hỏi quá!
Đáng lẽ việc này cần phải đưa ra Quốc hội để điều trần và Quốc hội phải biểu
quyết chuẩn thuận mới được thi hành.
Tài sản của dân, không nên tự tung tự tác
như thế! Các bạn nghĩ UBND Hà Nội làm vậy có đúng không?”.
Đó là những vấn
đề (câu hỏi) được đám khủng bố Việt Tân đặt ra trên chính fanpage chính thức của
tổ chức này xung quanh chủ trương 'bán 600 biệt thự cũ' của TP Hà Nội được đưa
ra mới đây.
Việt Tân cố tình biến tấu chủ
trương bán 600 biệt thự cổ của Tp Hà Nội (Nguồn: Facebook)
Một số câu hỏi
của Việt Tân đặt ra cũng là vấn đề đang được dư luận quan tâm như băn khoăn như
vấn đề bảo tồn các ngôi biệt thự trăm tuổi được thực hiện như thế nào sau khi
bán, số tiền thu được sau khi bán biệt thự sẽ sử dụng vào mục đích gì... Tuy
nhiên, trong cách đặt vấn đề của mình, Việt Tân đang cố tình biến tấu vấn đề,
khiến cho sự việc đi quá xa so với quỹ đạo vốn có và những gì đang diễn ra xung
quanh chủ trương được cho là đúng đắn và cần thiết này.
Theo đó,
thông tin với báo giới xung quanh chủ trương này mới đây, đại diện của Sở Xây dựng
Hà Nội đã khẳng định và cho hay: "Có ngôi biệt thự có 10 hộ ở, có biệt thự
có 5, 6 hộ gia đình ở, được Nhà nước phân vào thuê nhà để ở từ năm 1954. Hiện một
số hộ thuê tại đây đã được mua lại căn nhà trong biệt thự và được cấp giấy chứng
nhận, một số hộ thì chưa được mua.
Để giải quyết
dứt điểm từng biệt thự phải tiếp tục bán và chuyển sang thành sở hữu tư nhân
cho các hộ gia đình, sau đó nguồn kinh phí thu lại từ việc bán các căn trong biệt
thự sẽ phục vụ bảo tồn các căn biệt thự khác thuộc sở hữu nhà nước", ông
nói.
Ông Minh cho
biết thêm, các căn hộ trong biệt thự như các căn chung cư mini, một số căn đã
bán hiện đang thuộc sở hữu tư nhân, một số căn chưa bán hiện đang thuộc sở hữu
nhà nước và cho thuê. Vì vậy, hiện TP thực hiện việc tiếp tục bán các căn nhà ở
kể trên quy định tại nghị định 61 và nghị định 99 của Chính phủ, chứ không phải
bán cả căn biệt thự”.
Và như thế,
hoàn toàn không có chuyện “BÁN CẢ CĂN BIỆT THỰ” mà chỉ “bán” đối với từng căn hộ
riêng lẻ trong đó theo hình thức của chung cư mini.
Với cách làm
này, sẽ giúp cho Hà Nội giải quyết được những vấn đề thuộc về nguyện vọng của
người dân bấy lâu nay, tránh tình trạng cùng ở trong một căn biệt thự, cùng với
thời điểm như nhau nhưng lại có hình thức sở hữu khác nhau. Mặt khác, việc có
được nguồn kinh phí sẽ giúp cho Hà Nội chủ động hơn trong việc bảo tồn các ngôi
biệt thự cổ đã được phê duyệt, cần được bảo tồn trước các tác động của thời
gian và môi trường xung quanh.
Ngoài ra,
cũng theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội thì theo đề án được phê duyệt từ năm
2009, Hà Nội cho phép được bán 600 biệt thự, còn lại 207 biệt thự không được
bán và "600 biệt thự này là những cái đang bán dở từ năm 2009 đến nay, TP
đã bán được khoảng 80%, hiện còn 20% và TP tiếp tục bán nốt phần còn lại chứ
không phải 600 biệt thự bán mới.
Thiết tưởng:
Những vấn đề được đặt ra đã làm thỏa mãn những vấn đề được Việt Tân đặt ra. Câu
chuyện vì thế càng cho thấy rõ hơn bản chất tháu cáy và mất nết của đám Việt
Tân. Ngay cả những câu chuyện rõ như ban ngày nhưng dưới góc nhìn của họ bỗng
chốc trở nên có vấn đề. Đó thực sự là lời cảnh tỉnh cho những ai đang bị dắt
mũi và xem những thông tin trên fanpage Việt Tân là “kênh thông tin chính thức”.