Ảnh: Cảnh sát thắp nến tại Trường tiểu học Robb ở Uvalde,Texas
Đã nhiều ngày kể từ khi vụ xả súng kinh hoàng khiến ít nhất 21 người chết, gồm 18 học sinh và 3 người lớn tại Trường tiểu học Robb, thành phố Uvalde, bang Texas xảy ra. Mặc dù đã có nhiều ý kiến về việc hạn chế súng đạn tại Mỹ nhưng liệu điều này có được xúc tiến tiến hành khi mà một nhóm người vẫn cho rằng đây là quyền tự do cá nhân. Một lần nữa chúng ta phải nhắc đến cụm từ “tự do quá đà”.
Những tưởng cuộc sống tại xứ sở “tự do” là dễ dàng và sung sướng, nhưng không, mộng đã vỡ! Ngày càng nhiều tiếng nói của người dân Mỹ lilên tiếng chống lại việc vận động hành lang ủng hộ súng đạn và gây sức ép với các thành viên Quốc hội Mỹ thông qua luật súng đạn hợp lý. Theo tuần báo The Economist, Trong năm 2020, 45.000 người Mỹ chết vì súng; nhiều hơn số người chết vì tai nạn xe hơi. Số các vụ sát nhân ở Mỹ cao gấp 4, 5 lần ở các nước tiên tiến khác. Ở nhiều tiểu bang trong nước Mỹ, xin một con chó về nuôi bị nhiều luật lệ kiểm soát hơn là mua súng. Điều này một lần nữa cho thấy mặc dù ở một nơi đáng mơ ước như nước Mỹ, bạn cũng không hoàn toàn được an toàn. Xã hội Mỹ cũng như các xã hội khác, chế độ Mỹ cũng không ưu việt hơn các chế độ khác khi mà vẫn còn nhiều vấn nạn như kỳ thị chủng tộc, bạo lực học đường, những khoảng cách, bất công trong xã hội… thế nhưng ngay cả giá trị lớn nhất mà người Mỹ vẫn luôn tự hào là sự tự do cũng đang quay lại chống lại chính họ. Súng ống là một vấn đề như thế. Tự do quá đà!!!
Vẫn xoay quanh câu chuyện về kiểm soát súng ống ở Mỹ. Liệu người dân Mỹ có được tôn trọng ý kiến. Theo các thăm dò dư luận thì hiện số lượng người ủng hộ việc thắt chặt quản lý súng đạn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn số người muốn điều ngược lại. Tuy nhiên tại sao những nhóm nhỏ lợi ích đó vẫn luôn chiếm lợi thế. Như vậy có thể thấy rằng, ở Mỹ bạn có quyền nói (tự do ngôn luận) nhưng bạn không thể quyết định điều đó có được lắng nghe và thực hiện hay không mặc dù đó cũng là ý kiến của đa số, số đông. Thực tế, Hội Súng Toàn Quốc của Mỹ (NRA) luôn luôn bảo vệ quyền mua súng. Mỗi năm bầu cử quốc hội họ chi tiêu hàng triệu mỹ kim vận động cho các nhà chính trị. Họ nhắm triệt hạ các người muốn hạn chế việc bán súng, bằng cách moi móc các chuyện khác trong cuộc đời các ứng cử viên mà không cần nói gì đến súng. Đồng thời, những người hay lên mạng nói đạo lý, truyền bá về giá trị dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ thì tuyệt nhiên thống nhất với nhau im lặng trong những tình huống như vậy? Đây là vấn đề thể chế do Chính phủ hay là vấn đề của xã hội Mỹ???
Hi vọng sẽ sớm có một giải pháp cho những “tự do quá đà” tại Mỹ. Và hi vọng Mỹ trước khi giải quyết được những vấn đề nội tại thì đừng mang những giá trị quá đà đó đưa đến những nơi khác trên thế giới./.
Thiên Bình