PHƯƠNG NAM
Đó là điều có thể thấy
từ hoạt động rước kiệu Mình Thánh Chúa trọng thể trên một số tuyến phố trung
tâm thủ đô Hà Nội của Tổng giáo phận Hà Nội.
Và như tin từ trang
Truyền thông Thái Hà thì: “Tham dự cuộc
rước có Đức Tổng Giuse Vũ Văn Thiên chủ sự, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức
Cha Laurensô Chu Văn Minh, cha Anntôn Nguyễn Văn Thắng, Tổng đại diện Tổng Giáo
phận cũng là cha chánh xứ của nhà thờ Chính Tòa Hà Nội cùng hơn 20 Linh Mục
trong ngoài giáo hạt Chính Tòa, quý nam nữ tu sĩ. Có khoảng hơn 10.000 tín hữu
thuộc 20 giáo xứ của Giáo hạt Chính toà Hà Nội tham gia cuộc rước kiệu trọng thể
này" và "Đây được coi là cuộc
rước kiệu Thánh Thể lớn nhất trong thành phố Hà Nội kể từ năm 1954".
Sự việc vì thế là một
minh chứng sống động, rõ ràng nhất cho sự quan tâm của chính quyền các cấp đối
với đời sống các tôn giáo, cho thấy mức độ “tự do tôn giáo” ở Việt Nam hết sức
cao, chứ không như cáo buộc của báo đài và các tổ chức nhân quyền bên ngoài.
Một cảnh trong hoạt động rước Mình Thánh Chúa của
chức sắc, giáo dân Tổng giáo phận Hà Nội (Nguồn: Facebook)
Ở đây cũng nói thêm việc
rước kiệu của Giáo hội Công giáo là một hoạt động hết sức đặc biệt, là cách để
người Công giáo bày tỏ sự yêu kính của mình đối với Đấng Tối Cao của mình là
Thiên Chúa. Việc Chính quyền Tp Hà Nội đồng ý để Giáo hội tổ chức rước với quy
mô lớn, đi qua nhiều tuyến phố lớn của Thủ đô vì thế đã đáp ứng được mong mỏi,
khát vọng của người Công giáo nơi đây.
Và để tạo điều kiện tối
đa cho Giáo hội Công giáo trên địa bàn này thực hiện nghi lễ này, chính quyền
Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành, các Quận tính toán rất kỹ phương án để đảm bảo
việc rước lễ không ảnh hưởng đến các hoạt động chung khác, nhất là tình hình trật
tự an toàn giao thông. Công an Tp Hà Nội đã phải huy động một lực lượng lớn làm
nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự và phục vụ tốt nhất hoạt động của đoàn rước,
không để xảy ra ùn tắc, ách tắc cục bộ trong quá trình diễn ra lễ.
Đây là một trong vô số
những sự quan tâm, tạo điều kiện mà chính quyền dành cho các tổ chức tôn giáo.
Song tin chắc rằng với sự mặc cảm đã có, các tổ chức nhân quyền, tự do tôn giáo
cũng sẽ phớt lờ, không xem đó là bước tiến, là thành tựu của Việt Nam đối với
quyền tự do tôn giáo. Họ vẫn chỉ sẽ lấy các thông tin được thu thập, xử lý bằng
những nguồn không chính thức, từ những cá nhân thiếu thiện cảm để đưa vào các
báo cáo đệ trình hàng năm.
Và đó thực sự là điều
đáng buồn và phải chăng đó cũng là lí do khiến nhà nước Việt Nam ít khi đoái
hoài, quan tâm hay lên tiếng với những bản thông cáo, những báo cáo đệ trình của
các tổ chức bên ngoài. Vì hơn ai hết, họ hiểu rằng dù có lên tiếng cũng sẽ
không thay đổi được cái định kiến đã quá lớn trong đó. Mong rằng các tổ chức
tôn giáo trong nước, bằng chính sự “thụ hưởng” từ chính sách tự do tôn giáo của
nhà nước là cầu nối để nói cho thế giới biết rằng: Với những gì đã, đang, sẽ
làm, Việt Nam thực sự là một mẫu hình tốt đẹp về tự do tôn giáo. Tin chắc đó sẽ
là cái tát chí mạng vào những luận điệu chống phá của các tổ chức, cá nhân thiếu
thiện chí, chống phá Việt Nam.