Thời
gian gần đây, người dùng mạng của VN cũng như các chuyên gia về các lĩnh vực có
rất nhiều ý kiến về việc dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp nhà mạng nước
ngoài đặt máy chủ tại Việt Nam. Cụ thể là, tất cả các dịch vụ của nước ngoài
đang cung cấp tại Việt Nam hiện nay như Google, Facebook, Viber, Skype, Gmail,
Uber... buộc phải có giấy phép hoạt động, có cơ quan đại diện, có đặt máy chủ
quản lý dữ liệu người dùng ở Việt Nam mới được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
Nếu
nhìn nhận qua một lượt thì không ít người cho rằng đây là ý tưởng có chiều hướng
cản trở hơn là so với việc xây dựng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã
hội đất nước. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát cũng như xuất phát từ vị trí của
đất nước mới thấy được đây là một ý tưởng giàu giá trị thực tế cần có trong chiều
hướng biến động phức tạp của người dùng mạng hiện nay tại VN.
Có người
cho rằng, việc yêu cầu đặt máy chủ tại Việt Nam sẽ khiến cho các nhà đại diện
nước ngoài như: Google, Facebook có thể rút khỏi Việt Nam và gây khó khăn cho
người dân trong việc tiếp cận công nghệ trong thời đại cách mạng 4.0. Nếu xét về
mặt lý thuyết thì đúng là như thế, nhưng thực tiễn thì nó chưa hẳn là như vậy!
Nên
nhớ rằng, bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào việc đưa ra một sản phẩm hay
một dịch vụ nào đó cũng cần đến người mua và người tiêu dùng. Người Việt hiện
nay đa phần đều rất chuộng các loại hình sản phẩm của Google, Facebook và đây
là nơi, là quốc gia mà google hay facebook đều không muốn bỏ lỡ kinh doanh. Do
đó, việc thiết lập một máy chủ tại Việt Nam đối với họ không quá khó nếu có yêu
cầu về mặt hình chính trong hoạt động. Việc đầu tư phải chấp nhận những điều
khoản quy định riêng của cả hai bên là một điều thường thấy trong lĩnh vực kinh
doanh hiện nay trên thế giới chứ không riêng gì ở VN.
Có
người cho rằng, việc ban bố chính sách này sẽ là một rào cản khiến người Việt
không thể tiếp cận được những tiến bộ về mặt công nghệ truyền thông của thế giới?!
Đó là một nhận thức sai lầm và thậm chí là thiếu thực tế.
Ảnh: Không gian mạng tại từng quốc gia là một “lãnh thổ
riêng” chịu sự quản lý và giám sát của chính quyền sở tại. (Nguồn:Internet)
Chúng
ta có biết rằng, Trung Quốc cấm hoàn toàn những dịch vụ tìm kiếm và mạng xã hội
quốc tế như Google, Youtube, Gmail, Facebook, Twitter. Thay vào đó là các
chương trình mang màu sắc TQ do các nhà mạng TQ viết ra tương ứng như: Baidu,
WeChat, Weibo, Youku Tudou tất cả những loại hình này đều đầy đủ và không hề
thiếu bất kỳ một thứ gì giống như Google hay Facebook. Và điểm mấu chốt ở đây
là việc làm này của TQ chính là việc chính quyền rất dễ kiểm soát. Bởi bất kì ai sử dụng mạng xã hội
ở TQ đều biết 1 điều: Tất cả những nội dung trên MXH đều bị chính quyền theo
dõi và kiểm duyệt!
Tháng
5/2017 vừa qua Liên minh Châu Âu (EU) cũng đã thống nhất việc quản lý không
gian mạng của tổ chức các thành viên bằng cách kiểm soát chặt chẽ các nội dung
trên MXH. Và lý do được các nhà quản lý đưa ra chỉ trong một câu ngắn gọn là “tăng cường khả năng kiểm soát nội dung thù
địch hay kích động khủng bố” mà mặc kệ những người cố ý phản đối cho rằng
đó là cản trở quyền tiếp cận và tự do thông tin của họ.
Quay
trở lại VN, sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã và đang đưa Google và
Facebook đến với người Việt như một thứ không thể thiếu và bản thân người Việt
hàng năm cũng mang lại những lợi nhuận không hề nhỏ cho các loại hình dịch vụ
này. Tuy nhiên, sự phát triển của nó lại kéo theo chuỗi hệ lụy vô cùng lớn đối
với an ninh quốc gia cũng như việc tác động lớn đến thể chế chính trị VN qua
chính không gian mềm đang “rất khó kiểm soát” này.
Ngày
nay, không khó để tìm kiếm các trang mạng trên Google, các nhóm, cá nhân ẩn
danh trên Facebook có các bài viết, ngôn từ chống phá nhà nước VN, xúc phạm
danh dự và nhân phẩm của các cán bộ nhà nước VN. Bản thân việc kiểm soát các luồng
thông tin, bài viết độc hại này lại rất khó khăn mặc dù các đường dẫn độc hại
có thể bị chặn nhưng với một vài thủ thuật nhỏ thì rất người dùng rất dễ tìm đến
các địa điểm “đen” này. Tất cả cũng xuất phát từ lý do không có quyền kiểm soát
một “máy chủ”.
Do
vậy, việc “hành chính hóa” các thủ tục liên quan đến không gian mạng đối với VN
hiện nay là điều cần thiết và nên làm trên con đường xây dựng và phát triển đất
nước. Một nhà đầu tư khi đầu tư vào một quốc gia thì nhất thiết phải tuân thủ
pháp luật cũng như các quy định về đầu tư đối với quốc gia sở tại. Có như thế
hướng đầu tư mới đúng và người được hưởng các mặt dịch vụ đầu tư mới theo hướng
đi của quốc gia đang tịnh tiến.
Hiểu Minh