Tôi đã phải thốt lên như thế khi
đọc những dòng stt ngắn trên Fb Đặng Bích Phượng, một nhà dân chủ Hà Nội đã từng
thất bại trong lần ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV khi bà này nhắc đến người
em và cũng là cố vấn của Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm - ông Ngô Đình Nhu. Cũng
xin nói luôn hôm nay 1/11/2017 là lần giỗ thứ 54 của cả ông Nhu và ông Diệm.
Stt của Đặng Bích Phượng (Nguồn: FB).
Toàn văn stt của Đặng Bích Phượng: "Bài copy từ tường
nhà bác Phan Trí Đỉnh. Không biết có bao nhiêu người Việt
Nam lớn lên "dưới" chế độ XHCN biết được những thông tin này. Đây là
lần đầu tiên tôi biết ngay từ năm 1945, ông Võ Nguyên Giáp đã thay mặt chủ tịch
chính phủ lâm thời, ra sắc lệnh cử ông Ngô Đình Nhu làm giám đốc Nha lưu trữ công
văn và thư viện toàn quốc. Chỉ biết qua sách báo cách mạng và được dạy dỗ rằng
anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn đều là một tuồng gian ác
hết. Văn nói mở mồm ra là gọi bằng "thằng" tuốt" (Xem
thêm: https://www.facebook.com/phuong.dangbich/posts/1193566337411834).
Theo như cách nói của bà Phượng thì
"sách báo cách mạng" và những nội dung tuyên truyền của chế độ hiện
thời đã bôi lem anh em ông Diệm, trong đó đặc biệt là trường hợp ông Như. Rằng
ông Nhu từng được ông Võ Nguyên Giáp đã thay mặt chủ tịch chính phủ lâm
thời, ra sắc lệnh cử ông Ngô Đình Nhu làm giám đốc Nha lưu trữ công văn và thư
viện toàn quốc thì đương nhiên ông là người của cách mạng, là người
tốt???
Nhưng ấu trĩ và ngu dốt đến thế là
cùng. Bà ta đọc bài người khác viết, ca ngợi về ông Ngô Đình Nhu mà bà ta không
quan tâm, hiểu xem thời gian ông Nhu được bổ nhiệm đó là năm bao nhiêu (năm
1945). Và tôi tin chắc rằng, bà ta cũng không biết anh em ông Nhu từng gây nên
tội ác trong thời điểm nào? Họ đã làm gì ở những giai đoạn sau đó.
Xin được chỉ ra lí lịch của ông Nhu
để những ai quan tâm hiểu hết độ ngu và ấu trĩ của Đặng Bích Phượng. Có thể xem
đấy là lí do khiến bà này bị loại khỏi vòng gửi xe trong lần ứng cử đại biểu
Quốc hội mới đây và người dân thở phào nhẹ nhõm bởi cỡ bà này mà vào Quốc hội
thì không hiểu điều gì sẽ xảy ra!
"Giai đoạn 1945-1954: Sau Cách mạng tháng Tám, Ngô Đình
Nhu được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử làm Giám đốc Nha Lưu trữ công
văn và Thư viện Quốc gia tại Hà Nội (Sắc lệnh số 21, ký ngày 8 tháng 9 năm 1945
của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ
Nguyên Giáp ký), nhưng khi quan hệ giữa Việt Minh và các đảng phái khác theo
chủ nghĩa quốc gia xấu đi, hai người anh của ông là Ngô Đình Khôi bị Việt Minh
thủ tiêu, Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt giam. Ông cũng bị Việt Minh bắt giam
sau đó được thả rồi lưu vong sang Lào.[cần dẫn nguồn]
Năm 1948, Ngô Đình Nhu
về nước sống ẩn dật ở Đà Lạt và thỉnh thoảng xuống Sài Gòn móc nối thông
tin.[6] Từ thập niên 1950, ông bắt đầu hoạt động chính trị bằng việc thành lập
Liên đoàn Lao động Công giáo.
Ông là cha đẻ của Đảng
Cần Lao, dựa vào thuyết Nhân Vị (personnalisme) đúc kết xu hướng của hai triết
gia công giáo Emmanuel Mounier và Jacques Maritain”.
Giai đoạn 1954-1963: “Năm 1954, khi Ngô Đình Diệm lên cầm
quyền, ông thành lập Đảng Cần lao Nhân vị, dựa vào một chủ thuyết do ông khởi
xướng là học thuyết Cần lao - Nhân vị để hỗ trợ chính quyền của anh ông. Dưới
sự giúp đỡ của người Mỹ, Đảng Cần lao Nhân vị phát triển lên nhanh chóng, thâm
nhập vào hàng ngũ quân đội, công chức, trí thức và cả giới kinh doanh và trở
thành chính đảng lớn nhất thời bấy giờ. Đồng thời, ông cũng cho thành lập một
tổ chức có tên là "Thanh niên Cộng hòa", theo mô hình đảng sơ-mi nâu
của Adolf Hitler, do ông làm Tổng thủ lãnh. Một tổ chức khác dành cho phụ nữ có
tên là "Phụ nữ liên đới" cũng được thành lập và do vợ ông làm Tổng
thủ lãnh. Ông là Chủ tịch Ủy ban Liên bộ đặc trách Ấp chiến lược, tổ chức thực
hiện kế hoạch quốc phòng Ấp chiến lược từng gây khó khăn cho những người cộng
sản miền Nam.
Về danh nghĩa, ông chỉ
là một cố vấn chính trị, nhưng hầu hết các tài liệu đều ghi nhận ông là kiến
trúc sư của chế độ, là người khởi xướng mọi chủ trương chính sách của nền Đệ
Nhất Cộng hòa.[1] Ông cũng cho lập và trực tiếp khống chế nhiều cơ quan tình
báo và mật vụ (lúc cao trào có tới 13 cơ quan) với những quyền lực to lớn như
được quyền bắt giam người không cần xét xử.
Từ năm 1958, Ngô Đình
Nhu bắt đầu tổ chức vận chuyển thuốc phiện từ Lào về Sài Gòn để tiêu thụ một
phần tại đây, phần còn lại được vận chuyển sang Marseille, Pháp để có tiền duy
trì hoạt động của các cơ quan tình báo và mật vụ dưới quyền ông". - Theo Wikipedia.
Như thế, đó là hai giai đoạn lịch
sử khác nhau và đương nhiên, trong hai giai đoạn đó bản thân ông Nhu đã thay
đổi theo chiều hướng xấu, thậm chí là tội ác. Sự đánh giá của lịch sử vì thế là
hết sức khách quan, đúng đắn!
TRÙNG DƯƠNG