Nhắc
tới người phụ nữ mang tên Tôn Nữ Thị Ninh thì nhiều người đã thấy không quá xa
lạ. Bà sinh ngày 30 tháng 10 năm 1947, từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của
Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) và tại Bỉ. Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Bà có vai trò tích cực trong lĩnh vực đối
ngoại của Việt Nam.
Trước
sự việc trường Đại học Fullbright Vietnam bổ nhiệm cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
Bob Kerrey giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng tín thác của trường, Bà Ninh đã có bức
tâm thư với nội dung yêu cầu xem xét việc bổ nhiệm con người này vào vị trí thiết
yếu của Trường Đại học – sản phẩm hợp tác Việt Nam-Hoa Kì.
Ảnh: Bà Tôn Nữ Thị Ninh. Nguồn Internet
Mở
đầu bức thư, bà đã thể hiện ý kiến rõ ràng về mối quan hệ hai nước Mĩ Việt và
câu chuyện “gác bỏ quá khứ, hướng tới tương lai”. Bà viết “tôi không phải là người vì quá khứ mà “ghét” hay ác cảm với người Mỹ.
Như hầu hết người Việt Nam, tôi sẵn sàng gạt quá khứ sang một bên để hướng tới
tương lai cùng với nhân dân hai nước vì lợi ích chung”. Sau đó bà đưa ra
các căn cứ cho thấy cái nhìn khách quan của bà trong việc chọn lựa người đứng đầu
của trường đại học Fullbright Việt Nam: “Nếu
nhóm dự án thực hiện việc lựa chọn vị trí chủ tịch trường Fulbright Việt Nam với
nhiều ứng viên một cách công khai, thì tôi tin chắc là đã có thể tìm được người
phù hợp về mặt chuyên môn và kinh nghiệm, nhưng tên tuổi không bị mang tiếng
như vị này. Sẽ là một vết đen không thể xoá sạch khỏi sự ra đời của trường đại
học danh giá như ĐH Fulbright Việt Nam nếu đây là chủ tịch sáng lập của ĐH này.
Những người bạn Mỹ mà tôi có trao đổi hai hôm nay cùng chia sẻ quan điểm như thế”
Sau
đó bà cũng có một “thư ngõ gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ”
(http://soha.vn/thu-ngo-cua-ba-ton-nu-thi-ninh-gui-nguoi-viet-nam-va-cac-ban-my-20160607231045469.htm).
Trong thư cũng khẳng định ý kiến đóng góp của bà và nguyên nhân của việc bà phản
đối việc bổ nhiệm một người từng có tội với dân tộc Việt Nam vào vị trí mang
tính giáo dục con người Việt Nam. “Không thể tưởng tượng cảnh hàng trăm hàng ngàn sinh viên Việt Nam
Đại học Fulbright sẽ gọi ông BK một cách tôn kính là “Thầy” theo phong tục Á
Đông và đặc biệt ở Việt Nam”, bà Ninh lo ngại về
tương lai.
Ông Bob Kerrey. Nguồn Internet
Tôi
cho rằng, bà Ninh đã có sự đanh thép trên cơ sở lí trí và kinh nghiệm ngoại
giao nhiều năm của mình. Bà cũng là bạn với nhiều công dân Mĩ nên việc đánh giá
vấn đề này hoàn toàn trên cơ sở đóng góp cho sự phát triển chung của trường đại
học này nói riêng và mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực giáo dục của hai nước Việt
Nam – Mỹ.
Tuy
nhiên, sự đanh thép của bà gặp không ít sự phản kháng của giới dân chủ cuội
trong nước, điển hình như nhà văn Nguyên Ngọc, người cho rằng ông Bob Kerrey là
một vị anh hung (ở bài viết trước đã làm rõ). Theo các bài viết được đăng trên
các blog, web của giới rận chủ, chúng cho rằng, việc bà Ninh không chấp nhận một
vị hiệu trưởng như ông Bob là việc không gác bỏ quá khứ, hướng tới tương lai.
Hơn nữa, chúng còn bào chữa tội lỗi cho ông Bob này bằng luận điệu “Nếu đảng CSVN không chủ trương thôn tính miền Nam bằng võ lực thì
thảm sát Thạnh Phong có xảy ra không?” – tác giả Trần Trung Đạo đăng
trên blog anhbasam, “Tôn Nữ Thị Ninh, đại biểu xuất
sắc của trí thức xã hội chủ nghĩa” mà không phải là trí thức chung của dân tộc
Việt Nam,… Cuộc chiến của dân tộc Việt Nam trước sự xâm lược, bành trường của đế
quốc Mĩ để giành lại độc lập chủ quyền là cuộc chiến chính nghĩa, đó không thể
coi là “thôn tính” như những luận điệu của giới rận được. Những sự hi sinh của
những người lính năm xưa hoàn toàn vì lí tưởng độc lập dân tộc, khát vọng hòa
bình. Nếu như việc thay đổi quá khứ theo cách của giới rận thì đó là sự xát muối
vào quá khứ của dân tộc. Còn việc bà Tôn Nữ Thị Ninh có là một trí thức hay
không, các bạn có thể đọc nguyên văn những luận điểm bà đưa ra cho việc phản đối
ở trên (link cuối bài). Đặc biệt là cách tôn trọng người đọc (đã nói ở phần đầu
bài viết) đã chạm tới suy nghĩ của dư luận và giải quyết được những mâu thuẫn của
nhiều người xoay quanh việc bổ nhiệm ông Bob Kerrey làm hiệu trưởng trường đại
học liên kết.
Vậy
nên, những luận điệu giới rận mang ra để phản đối bài viết của bà Tôn Nữ Thị
Ninh thực chất là việc “tôn sùng nước Mĩ một cách mù quáng” mà không nhìn nhận
một cách khách quan. Góc nhìn của một người yêu hòa bình, làm ngoại giao lâu
năm, bà Ninh cũng chỉ rõ những người có thể thay thế ông Bob Kerrey như Pete
Peterson, Thomas Vallely. Đó rõ ràng là ý kiến đóng góp mang tính xây dựng và cần
phải được xem xét một cách kĩ lưỡng. Đồng thời rất đáng trân trọng.
Nguyên
văn bài viết của Tôn Nữ Thị Ninh:
http://news.zing.vn/le-nao-nuoc-my-khong-con-ai-ngoai-bob-kerrey-post654209.html
Niềm Tin
Tham khảo thêm về nguồn gốc của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) – Một quỹ
tài trợ cho Việt Nam của Mỹ.
Link:
http://dlv.vn/2016/06/quy-giao-duc-viet-nam-vef-chinh-la-tien-cua-viet-nam-bi-ep-no.html#axzz4BAU2l4uW