Ngày 12/09 vừa qua, tại
buổi làm việc với Thành ủy Hà Nội về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí ,
Thường trực Ban Bí thư ông Đinh Thế Huynh đã có lời phát biểu đầy đanh thép, thể
hiện quyết tâm mạnh mẽ của TW: “Phải xây
dựng được một văn hóa, nếp sống khinh bỉ những kẻ tham nhũng và hành vi tham
nhũng”.
Ảnh:
Nguồn Internet
Ấy vậy mà trớ trêu
thay, có những kẻ ngu si đần độn, mượn gió bẻ măng, hướng lái sự quyết tâm ấy bằng
những lời xảo trá: “Ông Huynh đang xúi
dân khinh đảng, bởi lẽ đa số những người tham nhũng đều là đảng viên”.
Đúng! Đa số những người
tham nhũng đều là đảng viên, vì đơn giản chỉ có những người có quyền lực thì mới
có thể “tham”, người dân bình thường thì lấy gì mà “tham”. Nhưng đừng bao giờ
quy chụp cái đám thoái hóa, biến chất, vì tiền bán rẻ lương tâm ấy là Đảng. Vì
Đảng là một tổ chức tập hợp rất nhiều người, chứ không phải của vài cá nhân đơn
lẻ. Xét trong bình diện một cá thể, ai cũng có cái tốt, cái xấu, đan xen hòa
quyện tạo nên tính cách của họ, một tổ chức cũng vậy, ắt có kẻ xấu người tốt.
Quan trọng, TW mà cụ thể là ông Đinh Thế Huynh đã dám nhìn thẳng vào sự thật. Sẵn
sàng chửi, lên án những kẻ “tham”, những kẻ đang làm thụt lùi sự phát triển của
đất nước. Vậy nên, cần hiểu đối tượng hướng đến ở đây không phải là Đảng, mà là
đám sâu mọt trong Đảng.
Thứ hai, cần trả lời
câu hỏi: Tại sao Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh lại kêu gọi xây dựng “văn hóa khinh bỉ kẻ tham nhũng”? Cần hiểu,
sự trừng phạt đến với một con người có 3 góc độ: lương tâm, dư luận và pháp luật.
Lương tâm là do CHÍNH CON NGƯỜI có hành vi “tham” quyết định, là sự ăn năn, day
dứt, đau khổ trước hành vi của mình…. Còn pháp luật là do Nhà nước tiến hành xử
lý kẻ ĐÃ vi phạm pháp luật bằng hình thức phạt tiền, ngồi tù… Điều mà TW muốn
nhận mạnh chính là sự trừng phạt đến từ: dư luận. Nếu như sự trừng phạt bằng
lương tâm đến từ chính bản thân mỗi người, không ai khác có thể can dự vào,
trong khi vai trò của pháp luật cũng có những khuôn hạn nhất định, chỉ tiến hành
sau khi hành vi sai trái đã xảy ra. Thì yếu tố dư luận thể hiện sự chủ động của
xã hội, khiến kẻ “tham” phải khiếp sợ, phải né tránh, đắn đo trước hành vi phạm
pháp? Từ đó đánh thức lương tâm, thức tỉnh con người. Quán triệt phương châm:
Phòng ngừa là chính!
Ông Đinh Thế Huynh đã
nói rất đúng và rất trúng, muốn đẩy lùi được nạn tham nhũng phải xây dựng cho
được: văn hóa khinh “tham”. Khi xã hội nhất tề xông lên chửi, lên án kịch liệt,
ắt hẳn đám “quan tham” sâu mọt phải dè chừng, người liêm chính phải cẩn trọng!
Đó là trách nhiệm không chỉ riêng của các ban ngành chức năng, mà là trách nhiệm
của toàn xã hội!
Niềm
Tin