Ngay sau khi chính thức
công bố dự thảo kết luận Thanh tra đất Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, trong động
thái mới đây nhất, Cơ quan điều tra đã chính thức công bố danh tính 14 người bị
truy tố đối với các sai phạm trên lĩnh vực đất đai tại Đồng Tâm.
Danh sách gồm: 1)
Nguyễn Tiến Triển (SN 1954, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm); 2) Nguyễn
Văn Sơn (SN 1958, nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm); 3) Lê Đình Thuần (SN
1965, nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm); 4) Nguyễn Xuân Trường (SN 1959,
nguyên cán bộ Địa chính xã Đồng Tâm); 5) Nguyễn Văn Đức (SN 1965, nguyên
Chủ tịch HĐND xã Đồng Tâm); 6) Bùi Văn Dũng (SN 1958, nguyên trưởng Ban
tài chính xã Đồng Tâm); 7) Bùi Văn Hồng (SN 1958, nguyên xã đội trưởng xã
Đồng Tâm; 8) Nguyễn Văn Minh (SN 1960, nguyên trưởng Công an xã Đồng
Tâm); 9) Nguyễn Văn Khang (SN 1965, nguyên kế toán xã Đồng Tâm); 10)
Nguyễn Văn Bột (SN 1955, nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm); 11) Phạm Hữu
Sách (SN 1965, trú tại thôn Đông Bình, xã Hùng Tiến, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội;
nguyên trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức); 12) Đinh Văn
Dũng (SN 1959, trú tại xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP.Hà Nội; nguyên phó Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức, kiêm Giám đốc văn phòng đăng ký đất
đai); 13) Bạch Văn Đông (SN 1974, trú tại thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ
Đức; nguyên phó Giám đốc văn phòng đăng ký đất đai); 14) Trần Trung Tấn
(SN 1975, trú tại xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức; cán bộ hợp đồng Văn phòng đăng kí
đất đai).
Tiếp cận thông tin này
có người hỏi tại sao ông Lê Đình Kình, người đứng đầu nhóm Đồng Thuận chống lại
chủ trương thu hồi đất để bàn giao cho Tập đoàn Viettel lại không có tên, dù ông
vẫn có sai phạm liên quan.
Rồi việc không có người
dân Đồng Tâm nào bị truy tố cũng là lí do khiến nhiều người cho rằng, Chủ tịch
Nguyễn Đức Chung đã giữ lời hứa như nội dung ông này đã xác nhận hôm dân Đồng
Tâm đồng ý thả 18 CSCĐ?
Một cảnh Đồng Tâm những ngày bế tắc (Nguồn: FB).
Thực hư những băn khoăn
này, xin được giải đáp như sau:
Đối với vấn đề thứ nhất,
lí do ông Kình không bị truy tố trách nhiệm hình sự dù ông vẫn có sai phạm. Nếu
xét dưới nhiều góc độ khác nhau thì dù ông Kình cũng có ít nhiều sai phạm liên
quan, tuy nhiên suy cho cùng ông là nạn nhân hơn là người gây nên việc. Chính
lỗ hổng, sai phạm của cán bộ chính quyền (số bị truy tố) đã khiến ông và những
người liên quan nổi lòng tham muốn kiếm chác. Mặt khác, vấn đề tuổi tác cũng là
điều mà cơ quan Cảnh sát điều tra nghĩ đến trong truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với ông này!
Đối với nội dung thứ
hai: Dân Đồng Tâm có bị truy tố không? Xin thưa rằng, đây là một vụ án khác và
được khởi tố độc lập với vụ án sai phạm trên lĩnh vực đất đai nói trên. Và hiện
tại vụ việc chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản do dân Đồng Tâm
gây ra mới chỉ ở giai đoạn khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can. Rất có thể sau
khi xác định rõ hành vi, vai trò của từng người cụ thể, cơ quan Công an sẽ khởi
tố bị can và tiếp tục mở rộng vụ án để điều tra.
Nói như thế để thấy
rằng, sẽ không có chuyện dân Đồng tâm sẽ không bị truy cứu trách nhiệm như các
ý kiến suy diễn nõi trên. Và rất có thể ông Lê Đình Kình cũng thuộc diện này
nhưng có thể được hưởng những chính sách nhân đạo do vấn đề tuổi tác. Việc cố
tình vin vào lời hứa của ông Chung vốn dĩ đã có lời giải đáp cụ thể. Rằng ông
Chung ký dưới tình trạng bị thúc ép, ép buộc của người dân và xét thấy việc ký
có thể giải tỏa được tình trạng bế tắc suốt nhiều ngày nên ông đã thực hiện
(chữ ký đó mang tầm vóc vĩ đại.... ).
Đó cũng chính là tinh
thần thượng tôn pháp luật được ông Chung tuyên bố trong phát biểu gần đây trước
dân Đồng Tâm.
Sẽ là đau đớn và không
đáng có nếu bất cứ ai ở Đồng Tâm rơi vào vòng lao lí. Nhưng nó thực sự cần cho
nền pháp trị hiện tại và cả những vấn đề đang chờ đợi ở tương lai. Hiểu như thế
để nói rằng, dân Đồng tâm nên dũng cảm đón nhận những gì sắp sửa đến, bởi nó sẽ
tốt hơn cho cả họ và nền pháp trị đang vận hành này!
TRÙNG
DƯƠNG