PHƯƠNG
NAM
Phản ánh về tình hình trong ngày đầu
tiên của đợt giãn cách xã hội lần 4 tại Hà Nội (ngày 6/9/2021), nhiều cơ quan
báo chí đồng loạt cho biết: Tại chốt kiểm soát "vùng đỏ" Cầu Diễn (đường
Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm) sáng nay, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau để chờ
qua chốt.
Qua theo dõi, kiểm tra thì đó là một vấn
đề hạn chế có tính căn bản trong chủ trương phòng chống dịch. Và trên cơ sở
nhìn rõ thực tế nêu trên, lắng nghe phản ánh từ báo chí, Hà Nội đã, đang có các
giải pháp khắc phục trong những ngày tiếp theo.
Trong đó, bên cạnh tăng cường lực lượng
kiểm tra, chốt chặn; tối giản hoá các thủ tục mà người dân phải mang theo,
trình diện khi ra đường; tuyên truyền các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tự
giác chấp hành; đồng thời, rà soát đánh giá, điều chỉnh vị trí bố trí các chốt,
tổ chức lại phân làn, phân luồng giao thông. Ngoài ra, Hà Nội cũng kêu gọi các
tổ chức, doanh nghiệp chủ động tổ chức lại hoạt động, tăng cường làm việc trực
tuyến, giảm bớt nhân công làm việc trực tiếp để chung tay với thành phố chống dịch.
Thế nhưng, đâu đó vẫn có không ít kẻ lợi
dụng những hạn chế, những điểm được đánh giá là nguy cơ gây bùng phát dịch, ít
nhiều ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân để công kích, phủ nhận tính ưu việt,
khả dĩ và những hiệu quả chống dịch từ chủ trương phân vùng đang được triển
khai.
Osin
Huy Đức lợi dụng tình trạng ùn tắc tại các chốt kiểm soát để phê phán chính
sách chống dịch của Hà Nội (Nguồn: Fb Trương Huy San)
Osin Huy Đức trong một stt ngắn đã viết
“BỘ Y TẾ KHÔNG CẢNH BÁO GÌ CHO HÀ NỘI SAO!” khi dẫn kèm bài viết “Ùn tắc
tại chốt kiểm soát 'vùng đỏ' ngày đầu đợt giãn cách lần thứ 4 tại Hà Nội”
trên Kenh14 để phản đối và yêu câu chính quyền Hà Nội phải xem lại cách thức chống
dịch đang thực hiện. Có kẻ công khai và thẳng thừng hơn thì cho rằng, Hà Nội
đang đi sai hướng bất chấp thực tế Hà Nội đang lắng nghe và cố gắng khắc phục dần
những điểm hạn chế, thiếu sót.
Xung quanh vấn đề trên, cần thấy rằng:
1. Như nhận định của số đông người khi
tiếp cận sự việc thì cho đến nay, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh
covid19, mặc dù WHO và nhiều quốc gia liên quan đã nỗ lực, nghiên cứu, định
hình các giải pháp phòng chống dịch với mục tiêu sớm kiểm soát và loại trừ được
tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có được những mô hình như thế.
Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước có nền y tế tiên tiến vẫn đang ngụp lặn trong
những mớ bòng bong chưa có lối thoát. Việc vừa chống dịch vừa rút kinh nghiệm
vì thế đang là xu thế phổ biến, không có gì là quá khó hiểu.
Hơn nữa, bất cứ điều gì được khẳng định
là mới, là “chưa có tiền lệ” đều ẩn chứa những hạt nhân chưa hợp lý, cần thời
gian, thực tiễn để hoàn thiện. Do đó, đừng quá khắt khe hoặc lấy đó để đánh giá
tính hợp lý hay không hợp lý của chủ trương đó.
2.
Bản chất các mô hình, biện pháp chống dịch luôn có tính hai chiều. Chính quyền,
cơ quan chức năng là chủ thể đề ra hệ thống biện pháp nhưng nếu người dân không
hợp tác hoặc ý thức thực hiện có vấn đề thì mọi thứ sẽ có nguy cơ bị xô đổ.
Chính vì vậy, trước khi lên án chính quyền, phủ nhận chủ trương, cách làm thì
hãy đừng quên xem lại cách ủng hộ, hưởng ứng của người dân.
Đại đa số người dân thủ đô thực hiện tốt,
nhưng vẫn còn đó không ít cá nhân do hiểu chưa đúng, chưa đủ nên còn vi phạm. Đặc
biệt là tình trạng nhiều người ra đường không lí do còn nhiều. Thiết nghĩ để chủ
trương chống dịch trên được hiệu quả thì người dân thủ đô cần chia sẻ, ủng hộ
các biện pháp của thành phố để sớm đưa cuộc sống về trạng thái bình thường mới.
Bởi mọi chủ trương, chính sách nếu không có sự ủng hộ, đồng lòng của người dân
thì không thể thực hiện thành công.