Như tin đã đưa, tại hội
nghị điều trần hôm 10/10 liên quan việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA tại Brussels,
Bỉ, VN chỉ có duy nhất 1 đại diện tham dự là TS Nguyễn Quang A. Điều đặc biệt
là với một hội nghị quan trọng kiểu này, cần có ý kiến của giới chức trong nước
nhưng lại không có trong danh sách được mời.
Và với cách tổ chức, mời
thành phần tham dự như thế nên thật dễ thấy, nó gần như diễn ra một chiều. Đó
là chưa kể với não trạng thiên kiến, không đồng ý với chế độ thì TS Nguyễn
Quang A đã nhận cơ hội này để nói xấu, bêu rếu đối với nhà nước.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đón Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Tuy nhiên, thật may cái
trò phá bĩnh có chủ đích và cũng là cái cớ mà một số uỷ ban thuộc EU thực hiện
hòng gây sức ép với các nước thành viên trong việc không đồng ý phê chuẩn Hiệp
định EVFTA đối với VN không tác động quá nhiều tới xu hướng ủng hộ VN. Theo đó,
mới đây theo thông tin từ TTXVN, trong khuôn khổ cuộc hội đàm vào sáng
15-10 giữa thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz. "Thủ
tướng S.Kurz nhấn mạnh, với vai trò là Chủ tịch EU trong 6 tháng cuối năm 2018
và là một đối tác gắn bó với Việt Nam, Áo ủng hộ và sẽ thúc đẩy sớm ký và phê
chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Thủ tướng Áo nhất trí
EVFTA sẽ mở ra những cơ hội lớn cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt
Nam và EU cũng như giữa Việt Nam và Áo".
Ở đây không phải ngẫu
nhiên Áo là điểm đến đầu tiên của phái đoàn Chính phủ VN trước phiên làm việc với
VN tại Eu. Và với cương vị là Chủ tịch EU trong 6 tháng cuối năm 2018 tiếng
nói của Áo được cho là sẽ quyết định gần như cơ bản tấm vé để VN được phê chuẩn Chủ
tịch EU trong 6 tháng cuối năm 2018.
Điều này thêm một lần nữa
phủ định gần như hoàn toàn lí giải của Ts Nguyễn Quang A khi nói rằng: "Tôi
không biết có thỏa thuận gì giữa EU và Việt Nam về việc dự của tôi, nhưng tôi
biết về sự can thiệp rất mãnh liệt của Brussels và phái đoàn EU tại Hà Nội cũng
như của Sứ Quán Đức; không có sức ép rất mạnh của họ chắc tôi không dự được"
trước BBC sau khi kết thúc phiên điều trần. Rằng, với một tiếng nói đơn lẻ và đối
lập với nhà nước đã trở thành thương hiệu như Ts Nguyễn Quang A thì dù có nói
thêm cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới đại cục. Các Uỷ ban của EU thì có thể
mong muốn EU khước từ VN, song nên biết rằng, ý kiến độc lập của các quốc gia
thành viên mới thực sự quan trọng.
VN không đến nỗi phải
thí tốt kiểu đó để đạt được mục đích của mình. Và cũng sẽ chẳng lấy gì làm ngạc
nhiên nếu tới đây TS A bị xử lý và ngay cả điều đó khiến dư luận quốc tế rúng động
lên.
TRÙNG DƯƠNG