PHƯƠNG NAM
"VÀ, NHÀ NƯỚC TA
ĐÃ CHO MUA 5 TRIỆU LIỀU...CHO AI?".
Linh mục DCCT VN Nguyễn
Ngọc Nam Phong, người từng có nhiều năm phục vụ tại DCCT Thái Hà, Hà Nội trước
khi chuyển về mục vụ tại Tỉnh Dòng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã viết như thế
trên Facebook cá nhân sau khi tiếp cận bài viết: “Trung Quốc thừa nhận vắc xin
kém hiệu quả" trên Tuổi trẻ.
Tất nhiên, về mục đích
hướng đến không ngoài việc quy kết trách nhiệm và tạo ra những sự khó hiểu xung
quanh việc Bộ Y tế cho phép một công ty nhập 5 triệu liều vắc xin COVID 19 của
Trung Quốc để tiêm cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh dịch dã
đang diễn biến phức tạp.
Bài báo vạch trần trò bẩn của Lm
Nguyễn Ngọc Nam Phong. Nguồn: Facebook
Và rồi, sẽ chẳng có gì
đáng nói và câu chuyện cũng trở nên đáng nói, đáng quan tâm nếu như bài báo được
Linh mục này dẫn về là hiện thời, nghĩa là phát biểu của Giám đốc Trung tâm
phòng chống và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc Cao Phúc mới chỉ hôm qua hoặc
cách đây khoảng 1 tuần. Song, theo dõi thời gian bài báo đăng (11/04/2021 16:50 GMT+7) thì mới hay nó đã
diễn ra cách đây hơn 3 tháng. Với khoảng thời gian đó và với việc nhận thức thực
tế hiệu quả vắc xin do mình sản xuất ra, cộng với tiềm lực, Trung Quốc thừa hiểu
cần phải làm gì để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để không bị thế giới
lên án hoặc nghi ngại.
Vậy mà, cố tình dẫn ra
một bài báo đã quá lâu, phản ánh một vấn đề quá cũ để nói về câu chuyện hiện thời.
Chỉ riêng điều này cũng đủ thấy, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã cố tình làm
cho sự việc trở nên có vấn đề hơn dù sự việc chưa thực sự đến nỗi nào và có
cách để lí giải việc đồng ý của Bộ Y tế đối với sự việc nói trên.
Như báo cáo của các cơ
quan chuyên môn Bộ Y tế thì trong bối cảnh dịch covid19 tiếp tục hoành hành, việc
đàm phán để có vắc xin phục vụ tiêm chủng trong nước vô cùng khó khăn. Trong
khi đó một thực tế không thể phủ nhận là vắc xin của Trung Quốc đang được nhiều
quốc gia trên thế giới săn đón, mua về để tiêm chủng phòng bệnh trong nước.
Chúng ta có quyền bài
xích vắc xin của Trung Quốc nhưng có thể đó là thời điểm cách đây 3 tháng hoặc
trước đó. Còn hiện tại, Trung Quốc đã có sự điều chỉnh để thích nghi. Và đó là
lí do sau rất nhiều cân nhắc và tính toán, Bộ Y tế đã đồng ý cấp phép để công
ty nói trên đàm phán và mua vắc xin từ Trung Quốc.
Mặt khác, chúng ta cần
biết thêm rằng, Trung Quốc là nơi khởi phát của dịch covid19 (đó là lí do người Mỹ và nhiều nước Châu Âu gọi
đó là dịch Vũ Hán - Trung Quốc) và đến thời điểm hiện tại dù đông dân, khó
khăn bộn bề, song họ đã khống chế được dịch bệnh nhờ vắc xin trong nước sản xuất.
Những phản ứng trái chiều về chất lượng vắc xin của Trung Quốc được nhiều
chuyên gia giải thích là do vắc xin của nước này được nghiên cứu, thử nghiệm,
ra đời dựa trên nguyên bản ban đầu của virus và lúc đó chưa có biến thể. Việc
chưa cập nhật các mã gen mới khiến vắc xin của Trung Quốc nhanh chóng trở nên lạc
hậu. Và trên thực tế, sau khi nhận thức được điều đó, giới y tế nước này đã có
2 phương án để khắc phục, bao gồm: (1) Điều chỉnh liều lượng, khoảng cách giữa
các lần tiêm chủng hoặc tăng số lượng liều tiêm lên; (2) Trộn vắc xin, sử dụng
các công nghệ khác nhau.
Trong khi đó, sự gần
gũi về mặt địa lý, khí hậu, sự tương đồng về mặt thể trạng là điểm mạnh khi sử
dụng vắc xin của Trung Quốc cho người Việt Nam.
Câu chuyện vì thế ít
nhiều cho thấy sự nặng nề, trầm kha trong não trạng bài xích Trung Quốc của những
kẻ như Nguyễn Ngọc Nam Phong.