Bất
chấp nội dung phát biểu khá rõ ràng của Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn
Thiện Nhân trước dân Thủ Thiêm. BBC tiếng Việt đã thêm thắt ra thế này: “Tôi
nói tiếng Bắc, nhưng tôi là người Nam - Tôi không gạt bà con đâu”.
Trong
khi nguyên văn phát biểu của ông Nhân chỉ là: "Trong buổi tiếp dân,
ông Nguyễn Thiện Nhân nói nguyên văn thế này: “...Vào ở khu tái định cư chỉ trả
tiền điện, tiền nước; không trả tiền nhà, không trả tiền dịch vụ. Ở đấy cho đỡ
cực thôi, chứ không phải ở đấy để xí xóa trách nhiệm. Chưa xong đâu, không có
xí xóa. THÀNH PHỐ KHÔNG CÓ GẠT BÀ CON; THÀNH ỦY KHÔNG CÓ GẠT BÀ CON".
Một
số người mang trong mình sự kỳ thị yếu tố ba miền (03 kỳ Bắc - Trung và Nam kỳ)
cũng đã không bỏ lỡ cơ hội gia tăng thêm sự phân biệt, hố sâu ngăn cách của 3
miền mà cụ thể hơn là tư duy, lối nghĩ 2 miền Nam - Bắc mặc dù nó đã được khỏa
lấp nhờ vào sự cố gắng của 2 miền sau ngày 30 - 4-1975... và về cơ bản nó không
còn gì nhiều đáng để nói khi nói thêm bào rằng: "Trước đó, khi ông
Nguyễn Thiện Nhân nhậm chức Bí thư thành ủy Tp. HCM thì ông cũng từng bày tỏ
đầy xúc động rằng: ‘Mình nói tiếng Bắc nhưng đồng bào TP đón nhân và chấp nhận
mình’.
Nội
dung xuyên tạc của BBC (Nguồn: FB)
Trang
Vietnamthoibao.org đã chớp cơ hội này để viết ra như sau: "Ông
Nguyễn Thiện Nhân là người trung lập, hiền lành, và có phần thật thà khi nói
câu: ‘Tôi nói giọng bắc nhưng tôi là người miền nam’. Có nghĩa, ông sử dụng yếu
tố miền nam, là ‘đồng bào với nhau cả’ để hiểu về nỗi đau của người miền nam,
để vỗ về người miền nam trước cơn xâm chiếm lần x của người miền bắc
Yếu tố vùng miền của nền chính trị Việt nam qua những câu nói kiểu buộc miệng vô tình như thế đã cho thấy, tính thống nhất vùng miền trong nền chính trị và uy tín chính trị của người miền bắc chưa bao giờ đạt ngưỡng cần và đủ để người miền nam nghe theo. Và như thế, cũng có nghĩa, nó chưa đựng một hệ lụy mang tính bất ổn trong tương lai, đó là tính ly khai
Bản thân câu nói của ông Nguyễn Thiện Nhân cũng hàm chưa sự đối xử bất công bằng về mặt chính sách đối với người miền nam: nơi nộp thuế nhiều nhất nhưng được giữ lại ít nhất".
Yếu tố vùng miền của nền chính trị Việt nam qua những câu nói kiểu buộc miệng vô tình như thế đã cho thấy, tính thống nhất vùng miền trong nền chính trị và uy tín chính trị của người miền bắc chưa bao giờ đạt ngưỡng cần và đủ để người miền nam nghe theo. Và như thế, cũng có nghĩa, nó chưa đựng một hệ lụy mang tính bất ổn trong tương lai, đó là tính ly khai
Bản thân câu nói của ông Nguyễn Thiện Nhân cũng hàm chưa sự đối xử bất công bằng về mặt chính sách đối với người miền nam: nơi nộp thuế nhiều nhất nhưng được giữ lại ít nhất".
Tuy
nhiên, hỡi bất cứ ai đang tin, đang nói về điều này, các vị đừng có mà suy diễn
và cho điều đó là đúng. Ông Nhân chỉ nói có từng đó trong cuộc đối thoại với
dân Thủ thiêm và ông không hề nói thêm bất cứ nội dung nào. Đoạn video dưới đây
cho thấy rõ điều này
Video
ghi lại đoạn đối thoại giữa ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí
Minh với người dân Thủ Thiêm (Nguồn: FB)
Lâu
nay việc chia rẽ Nam Bắc, đặc biệt là trong giới lãnh đạo đảng cộng sản và nhà
nước không còn là chuyện gì đó quá xa lạ hoặc chưa từng được nói đến. Nó được
thực hiện dưới nhiều thủ đoạn và cách thức khác nhau. Tuy nhiên, cùng với các
tiện ích của công nghệ và khả năng truyền tin hết sức mau lẹ thì chiêu trò này
đã ít nhiều bị nhận diện và bị lên án. Việc phải sử dụng cách thức xuyên tạc
đến độ trơ trẽn và công khai kiểu này ít nhiều cho thấy sự bế tắc, bất lực
trong trò chống phá của những kẻ rắp tâm chống đối chế độ.
Và
để kết thúc cho bài viết ngắn này, người viết chỉ xin chỉ ra rằng, nếu vì sự
khác biệt và không đồng nhất về mặt tư duy thì tại sao có rất nhiều người sinh
ra, lớn lên ở miền Bắc lại được nội bộ lãnh đạo Đảng cộng sản cử, giao phó giữ
các chức vụ quan trọng tại TP Hồ Chí Minh. Trước ông Nhân, cương vị bí thư
Thành ủy TP Hồ Chí Minh do không ít người miền Bắc đảm trách như ông Đinh La Thăng,
Mai Chí Thọ...
Xã
hội đang có những bước chuyển mình hết sức mau lẹ, khẩn trương và hội nhập quốc
tế đang là xu hướng lớn, chi phối những bước chuyển mình của xã hội. Vì vậy
chẳng có lí gì trong một quốc gia chúng ta lại cố tình tạo ra những cái hố ngăn
cách, chia rẽ đến độ tầm thường và thiếu tích cực như thế.
TRÙNG DƯƠNG