Stt của Fb Ha Thanh
(Nguồn: FB).
"TẠI
SAO ANH TỔNG TRỌNG KHÔNG PHẢI ĐI BỘ ĐỘI?". Đó là một stt của Fb Ha
Thanh. Toàn văn đoạn stt như sau: "Hôm nay ngồi với nhà văn Nguyễn
Nguyên Bình con gái của cụ thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Chị thuật lại lời
người lính cận vệ của cụ Vĩnh nói về chuyện anh Nguyễn Phú Trọng khi đi khám
nghĩa vụ quân sự, anh Trọng nhà ta đã giả điếc, ai hỏi gì cũng làm như không
nghe thấy ... thế là trong khi bạn bè cùng trang lứa phải đi bộ đội có người đã
đổ máu trong chiến trường ác liệt , thì anh Trọng vẫn ung dung ngồi nghiên cứu
chủ nghĩa Mac - Le nơi hậu phương. Tuy nhiên sức khỏe của anh Trọng vẫn
rất tốt dù 73 tuổi rồi anh muốn tiếp tục làm tổng bí thư".
Fbker
này cũng gọi đó là "Chuyện giờ mới được biết".
Xin
được khẳng định luôn, đấy chỉ là một câu chuyện có ý nghĩa phiếm đàm để bôi lem
người khác mà cụ thể là bôi lem, làm xấu hình ảnh người đứng đầu Đảng Cộng sản
Việt Nam - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Điều này cũng thật dễ hiểu khi
cách đây không lâu một "dân chủ gia" hạng xoàng xĩnh chuyên làm cái
trò "ném đá dấu tay" hèn hạ đã phải thốt lên rằng: "Cụ Tổng
không có bất cứ vết nhơ gì để vin vào đó nói xấu, bôi lem". Tuy nhiên,
cũng xin nói luôn, chính sự trong sạch của cụ Tổng đang thách thức chúng và đấy
là lí do chúng cố tình bôi lem cụ bằng mọi giá và mọi thủ đoạn!
Quay
lại với Stt của FBker Ha Thanh, theo như Fbker này tường minh thì những thông
tin "bịa đặt", thất thiệt đó được chủ Fb này nghe từ nhà văn
Nguyễn Nguyên Bình con gái của cụ thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên đại sứ
Việt Nam tại Trung Quốc (Cụ Vĩnh cũng là thế hệ thuộc lớp khai quốc công thần
của chế độ ở tuổi xưa nay hiếm, không nhầm thì cụ Vĩnh đã hơn 100 tuổi). Nhưng
đáng nói hơn, đó chưa phải là nguyên bản của câu chuyện bởi nữ nhà văn con của
lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lại từ lời người lính cận vệ của cụ Vĩnh khi
nói chuyện về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nghĩa là câu chuyện đi đúng
một vòng có lẽ trước khi đến tai của Fbker Ha Thanh và người này nói lại!
Đó
là chưa kể những sai số bởi chắc chắn khi Cụ Vĩnh đã hơn 100 xuân thì thì người
lính cận vệ của cụ ít nhất cũng phải ngoài 80 tuổi. Sai số hoặc lẩm cẩm do tuổi
già cũng nên được lưu ý khi tiếp cận câu chuyện "chưa được ai kể
này".
Còn
thực hư câu chuyện có ý nói rằng: "Khi đi khám nghĩa vụ quân sự, anh
Trọng nhà ta đã giả điếc, ai hỏi gì cũng làm như không nghe thấy ... thế là
trong khi bạn bè cùng trang lứa phải đi bộ đội có người đã đổ máu trong chiến
trường ác liệt , thì anh Trọng vẫn ung dung ngồi nghiên cứu chủ nghĩa Mac - Le
nơi hậu phương. Tuy nhiên sức khỏe của anh Trọng vẫn rất tốt dù 73 tuổi
rồi anh muốn tiếp tục làm tổng bí thư" vì thế cũng nên được xem
xét lại. Chỉ xin được lưu ý thêm rằng: Trong lí lịch của Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng không có bất cứ khoảng trống nào. Đó hoàn toàn là những năm tháng, học
tập liên tục. Cụ thể:
"Từ năm 1957 đến năm 1963, ông học trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều đóng tại huyện Gia Lâm nay là quận Long Biên Hà Nội.
Năm 1963, ông học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (từ năm 1965 đến năm 1967, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái - nay là Thái Nguyên). Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương.
ăm 1967, ông trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng và chuyên chính nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng với báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân).
Năm 1973, ông được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ Khoa học lịch sử tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô cho đến tháng 8 năm 1983. Luận văn của ông viết về chủ đề xây dựng Đảng, có nhan đề là "Các hoạt động của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm làm mạnh mối quan hệ với quần chúng trong giai đoạn hiện nay: dựa trên kinh nghiệm của Đảng Cộng Sản Liên Xô".
Năm 1992, ông được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) ông được phong học hàm Giáo sư".
"Từ năm 1957 đến năm 1963, ông học trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều đóng tại huyện Gia Lâm nay là quận Long Biên Hà Nội.
Năm 1963, ông học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (từ năm 1965 đến năm 1967, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái - nay là Thái Nguyên). Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương.
ăm 1967, ông trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng và chuyên chính nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng với báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân).
Năm 1973, ông được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ Khoa học lịch sử tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô cho đến tháng 8 năm 1983. Luận văn của ông viết về chủ đề xây dựng Đảng, có nhan đề là "Các hoạt động của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm làm mạnh mối quan hệ với quần chúng trong giai đoạn hiện nay: dựa trên kinh nghiệm của Đảng Cộng Sản Liên Xô".
Năm 1992, ông được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) ông được phong học hàm Giáo sư".
Chỉ
ra sự liên tục của TBT Nguyễn Phú Trọng và không tham gia Quân đội trong kháng
chiến, người viết muốn nói rằng, đó hoàn toàn là điều dễ hiểu. Thời chiến mà
bất cứ ai cũng huy động vào Quân đội, tham gia nghĩa vụ tòng quân thì sẽ có đâu
những người được học hành bài bản tham gia quản lý đất nước khi hòa bình!
Hơn
nữa, bản thân TBT Nguyễn Phú Trọng sinh ra ở Miền Bắc XHCN, nơi đó cho phép ông
có điều kiện để học tập. Vả lại, chủ trương của đảng cộng sản khi đó cũng đã
tính tới việc đào tạo cán bộ để tiếp quản, kế cận khi thống nhất 2 miền!
Nói
tóm lại, sự bế tắc của những kẻ đang muốn bôi lem TBT Nguyễn Phú Trọng trong
câu chuyện đang được nói đến càng chứng tỏ một thực tế: TBT Nguyễn Phú Trọng
không dễ gì bị bôi lem. Nếu có thì đó cũng là điều hết sức vớ vẩn, không nên
được để ý tới!
TRÙNG DƯƠNG