Nhân việc BCH
TƯ Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban TWMTTQ Việt Nam và thành phố
Hà Nội chủ trì tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Trưởng ban Thường trực Quốc
hội Bùi Bằng Đoàn (19/9/1889 - 19/9/2019). Trong cái tâm thế của một kẻ thích
chọc ngoáy và cố tình đá xéo chế độ, trên Fb cá nhân Osin Huy Đức viết: “CUỐI CÙNG ĐÃ TƯỞNG NHỚ CỤ BÙI BẰNG ĐOÀN
Không
chỉ được nhớ như một vị quan thanh liêm, theo VOV: "Trong 12 năm làm việc
dưới triều vua Bảo Đại, cụ Bùi Bằng Đoàn đã có công lớn trong việc sửa đổi luật
pháp, bãi bỏ nhiều quy định lỗi thời, biên soạn và ban hành một số luật mới, cải
tiến tổ chức các tòa án, đào tạo các thẩm phán và đội ngũ nhân viên tư
pháp..."
Không
chỉ "dưới triều vua Bảo Đại" mà dưới triều Nguyễn và các vương triều
trước đó cũng có rất nhiều đại quan yêu nước, thương dân... Chỉ khi nào, có một
chính thể, hằng năm tôn vinh những bậc tiền nhân chính trực, có nhiều công trạng
với dân chứ không chỉ tôn vinh những "công thần của chế độ" thì dân tộc
mới trường tồn được.
PS:
Hiểu nhưng vẫn tiếc là tại sao hồi kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cụ không làm
hoành tráng thế này, rồi để con trai cụ là bác Bùi Tín trở về cùng tham dự. Hôm
trước, khi bác Bùi Tín mất, trong một stt phê phán nhà báo Bùi Tín của một cựu
phóng viên TTX, tôi rất tâm đắc với một cmt: "Dẫu khen hay chê, lịch sử rồi
vẫn phải nhắc tới Bùi Tín trong khi lịch sử chắc chắn không biết những người
đang phê phán Bùi Tín ở đây là ai".
Cố Trưởng ban Thường trực Quốc
hội Bùi Bằng Đoàn (Nguồn: FB)
Trong câu chuyện được cựu
nhà báo răng vẩu đề cập này dễ thường có những điều mà chỉ cần đọc kỹ thôi sẽ
hé lộ không ít thứ chuyện và đó cũng là thứ mà bất cứ ai chính trực và hiểu
chuyện đều có thể dùng để tấn công gã.
Osin Huy Đức đã phân công
thần thành 2 dạng (2 loại), đó là công thần của chế độ (những người khai sinh,
lập nên một thể chế chính trị, nhà nước) và những bậc tiền nhân chính trực, có
nhiều công trạng với dân và viết rằng: “Chỉ
khi nào, có một chính thể, hằng năm tôn vinh những bậc tiền nhân chính trực, có
nhiều công trạng với dân chứ không chỉ tôn vinh những "công thần của chế độ"
thì dân tộc mới trường tồn được”. Nhưng gã đã sai bởi chính chi tiết này, bởi
có lẽ trên thế giới hiếm có nhà nước nào lại làm tốt việc vinh danh những bậc
tiền nhân chính trực, có nhiều công trạng với dân như Việt Nam chúng ta. Đó
cũng là một thứ đạo lý tốt đẹp mà mỗi khi ra với bạn bè năm châu chúng ta vẫn từ
hào.
Thứ đến, ở Việt Nam những bậc
tiền nhân chính trực, có nhiều công trạng với dân và những công thần của chế độ
hoàn toàn không có nhiều sự khác biệt, nếu không nói là đã hoà làm một. VN
chúng ta đã trải qua những năm tháng làm nô lộ dưới ách của thực dân, phong kiến.
Đã có một thời kỳ cả dân tộc không tìm được lối ra. Nhưng chính những công thần
của chế độ với đường lối đúng, lối đi hanh thông đã đưa dân tộc từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác và có được sự độc lập, tự do như hôm nay. Cho nên, vốn
dĩ việc Osin Huy Đức phân tách hai loại công thần đã chứng tỏ ông ta hoặc không
có chiều sâu văn hoá hoặc đang cố tình giả quên để gợi chuyện và đặt điều thị
phi.
Còn đối với sự việc tương
quan với nhân vật Bùi Tín. Không ai chối cãi, Bùi Tín là con của cố Trưởng ban
Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn nhưng đó thực sự là điều mà bất cứ những con
người kiên trung, vì dân, vì lí tưởng tốt đẹp của dân tộc như cá nhân Cụ Bùi Bằng
Đoàn không muốn nhận về mình. Vinh danh Cố Trưởng ban Thường trực Quốc hội Bùi
Bằng Đoàn trong khi đứa con của ông còn sống và còn lời ra tiếng vào e sẽ khiên
cưỡng; lễ vinh danh sẽ mất đi sự trang trọng và những giá trị cần thiết. Vậy
nên, ngay việc lựa chọn thời điểm để vinh danh vốn dĩ đã có sự tính toán; chỉ
tiếc kẻ có học và kiến thức chính trị như Osin Huy Đức lại chóng quên những điều
sơ đẳng và tất yếu đó.
TRƯỜNG GIANG