Đến hẹn lại lên, mới đây Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục ra báo cáo về tự do tôn giáo với nội dung “chỉ trích
chính quyền Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo trong năm 2019 bất chấp Hiến pháp
quy định tôn trọng quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân”.
Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc
tế cũng đưa ra một số quy kết có phần nặng nề như cho rằng: “chính quyền Việt
Nam tìm cách đàn áp tự do tôn giáo, đặc biệt nhắm vào các nhóm tôn giáo không
được chính quyền thừa nhận, dưới nhiều hình thức. Đó là xách nhiễu, đánh đập, bắt
giữ, truy tố, theo dõi, cấm đi lại đối với những người theo các nhóm tôn giáo
không được nhà nước cho đăng ký. Tài sản, đất đai của họ bị nhà nước thu hồi”
(theo RFA).
Bài trên RFA về báo cáo tình hình tự
do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ (Nguồn: FB)
Để chứng minh cho những
luận điểm của mình, báo cáo cũng đưa ra khá nhiều các dân chứng: “Theo báo cáo, những xách nhiễu, đàn áp tôn
giáo diễn ra ở các địa phương như: Tây nguyên, vùng người theo đạo Thiên chúa của
người H’mong ở vùng núi phía Bắc, và các tỉnh Nghệ An, Tuyên Quang nơi có nhiều
người theo Tin lành và Công giáo.
Những
truy bức của chính quyền đã khiến khoảng từ 250 đến 300 người Thượng ở Tây
nguyên phải chạy lánh nạn sang Campuchia và Thái Lan kể từ năm 2017 trở lại
đây, theo thống kê của Chính phủ Mỹ”. Và bản án của Nguyễn Năng
Tĩnh về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm
chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” quy định tại Khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự
được nói nhiều hơn cả. CÓ thể hiểu đây cũng là dẫn chứng có tính điển hình
“đinh” trong bản báo cáo có tính thường niên và không nhiều điểm mới lạ này: “Người
Công giáo ở khu vực Nghệ An nơi có giáo phận Vinh, theo báo cáo, cũng bị đàn áp
mà điển hình là việc kết án từ một giáo dân là thầy giáo dạy dạng Nguyễn Năng
Tĩnh 11 năm tù hồi năm ngoái với cáo buộc Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên
truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”.
Cá nhân Nguyễn Năng Tĩnh
cũng là cái tên duy nhất được nêu tên đích danh trong bản báo cáo này. Điều đó
đủ thấy Tĩnh có vai trò như thế trong tất cả những quy kết của Bộ Ngoại giao Mỹ
dành cho tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Và trên nền những điều đó thì
có thể hiểu, ở một góc cạnh nào đó thì Nguyễn Năng Tĩnh là “nạn nhân” điển hình
cho vấn nạn đàn áp tôn giáo. Song, với những gì đang diễn ra, nhất hành vi dẫn
tới bị bắt, có bản án chính thức của Nguyễn Năng Tĩnh hoàn toàn không liên quan
đến tôn giáo, có chăng ngoài tư cách là công dân VN bình thường thì anh ta còn
là một tín đồ của Thiên chúa giáo.
Cụ thể theo hồ sơ vụ án của
Tĩnh: Trong thời gian từ ngày 06/02/2013 đến 17/06/2018, Nguyễn Năng Tĩnh là
Giáo viên Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật tỉnh Nghệ An đã sử dụng trang
facebook “Nguyễn Năng Tĩnh” địa chỉ đường link
https://www.facebook.com/nguyennangtinh để đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết,
hình ảnh, video ở chế độ công khai (tại thời điểm đó, trang facebook “Nguyễn
Năng Tĩnh” hoạt động gần 1.000 người theo dõi, hàng trăm lượt người xem, chia sẻ
và bình luận). Nguyễn Năng Tĩnh đã đăng tải, chia sẻ các video chứa nội dung
xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, dùng các lời lẽ xuyên tạc bản chất của
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận thành quả cách mạng của
dân tộc.
Như thế Tĩnh hoàn toàn
không bị bắt vì lí do tôn giáo hay đang trong quá trình thực hành đức tin của
mình mà vì một tội danh hình sự khác, với mục đích chống nhà nước. Những tài liệu
cho biết, Tĩnh là thành viên, có mối quan hệ với đám cốt cán của tổ chức phản động
Việt tân vì thế cũng ít nhiều cho thấy rất rõ thực tế này!
Thế mới hay, ngay trong dẫn
chứng có tính điển hình phía Bộ Ngoại giao Mỹ đã mắc phải những sai lầm nghiêm
trọng. Thiết nghĩ đã đến lúc phía Mỹ cần có những điều chỉnh về cách thu thập,
đánh giá về căn cứ khẳng định để tránh những sai lầm tương tự khiến cho các
khách thể bị phản ánh không phục, thậm chí có những phản ứng thái quá xung
quanh chuyện này!
PHƯƠNG
NAM