Như nhiều cơ quan báo chí đưa tin: Từ ngày 10-9
đến ngày 12-9, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 29. Ông Trần
Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ
họp.
Tại thông báo về kết luận của kỳ họp này, các
chủ thể được đưa ra xem xét được xếp đầu chủ yếu là cấp tỉnh, cấp huyện. Cụ thể
Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị; Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng
Hóa, tỉnh Quảng Trị và nhiều cá nhân cấp cơ sở, thậm chí dưới cơ sở. Đó cũng là
lí do mà thông báo kết luận của Ủy ban kiểm tra TƯ lần này không thu hút sự chú
ý đặc biệt của dư luận.
Toàn cảnh một cuộc họp của ủy ban kiểm tra TƯ
(Nguồn: FB)
Một số người khi tiếp cận chỉ đưa ra kết luận là
"cuộc chiến chống tham nhũng thực sự đã xuống cấp cơ sở", nghĩa là ít
nhiều tình trạng "trên nóng dưới lạnh" đã được khắc phục phần nào.
Nhưng họ vẫn lo sợ với những kết quả không lớn, không như mong đợi thế này thì
dù chưa thể khẳng định, song nếu chiều hướng này gia tăng thì đấy là nỗi lo cho
cuộc chiến chống tham nhũng mà đảng cộng sản đang phát động và thực hiện. Hay
nói cách khác, chính những thanh "củi nhỏ" đang làm giảm ít nhiều
niềm tin của những người dõi theo cuộc chiến mà nếu dừng lại thì hệ lụy nó sẽ
khôn lường này.
Tuy nhiên, dường như đang có một sự lầm lẫn ở
đây. Nguyên do không chỉ xuất phát từ việc tiếp cận toàn văn thông báo kết luận
của Ủy ban kiểm tra TƯ có phần chưa toàn diện và vấn đề tư duy khi có kết luận.
Cái tư duy "củi nhỏ" nên không sướng chỉ có thể làm cho cuộc chiến
này bị lệch hướng hơn là có thành tựu thực sự và mang tính bền vững.
Bởi, như đã chỉ ra trước đó khi nói về cái tình
trạng "trên nóng dưới lạnh" trong cuộc chiến này. Khi đó chúng ta đặt
câu hỏi tại sao việc phát hiện và xử lý tham nhũng chỉ có tại cấp Trung ương, ở
các bộ, ban, ngành TƯ mà ở cấp tỉnh, cấp huyện lại gần như không có? Hoặc có
nhưng chỉ tập trung ở những địa phương lớn, còn đại bộ phận vẫn dường như đứng
ngoài cuộc, không mấy liên quan. Và khi nay điều đó đã được khắc phục, những
địa phương nhỏ của các tỉnh nhỏ đã được UBKT TƯ chú ý và có kết luận. Việc tham
nhũng có ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực thì đương nhiên cuộc chiến này cũng phải
tương ứng. Thích thú với những "thanh củi to" vào lò nhưng đừng quên
những "thanh củi nhỏ" vẫn đủ sức tạo nên những điều khác biệt. Vả
lại, nhiều củi nhỏ thì có thể trở thành củi lớn, thậm chí rất lớn. Cho nên,
khinh khi với củi nhỏ, xem trọng củi lớn chỉ là tư duy sai lầm, thiếu toàn diện
và dễ khiến cuộc chiến này đi lệch hướng. Thật mừng là UBKTTW không dính vào
cái thứ tư duy đó.
Ngoài ra tại bản thông báo kết luận được đề cập
ở trên của Ủy ban kiểm tra TƯ không hoàn toàn chỉ là củi nhỏ bởi như góc nhìn
của FB Phạm Việt Thắng: "Đọc kỹ hơn, dù chưa nhắc đến tên ai cụ thể,
nhưng hễ cứ dính đến thương vụ AVG, đích thị là củi to. Thông cáo nói, báo cáo
trung ương xem xét kỷ luật một số cá nhân thuộc diện trung ương quản lí.
Vậy các cá nhân đó thuộc các cơ quan
nào? Văn phòng chính phủ; Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Bộ Công an, UBND tỉnh
Bình Dương. Những cái tên ở các cơ quan nêu trên có dính líu đến thương vụ
AVG, đảm bảo không hề nhỏ, thậm chí có tên “một thời vang bóng”,
thề. Không liên quan đến thông cáo hôm nay, nhưng có tên đã có tâm thư,
xin tha tội hình sự. Vậy, cứ theo thông cáo báo chí của UBKT và một số thông
tin đã đăng tải trước đây, mọi người rất dễ dàng đọc tên các loại củi mà trong
thông cáo chưa nêu tên".
Đó là chưa nói, về phương diện khách quan mà nói
thì có to ắt phải có nhỏ. Nếu như củi to sẽ làm tăng giá trị, sức thanh thế và
làm cho cuộc chiến này quyết liệt hơn thì với những thanh củi nhỏ: thì cần hiểu
đó là mồi, là thứ gia vị và thúc đẩy những thứ lớn hơn.
Vậy nên, đừng vội chê củi nhỏ. Có chăng với bản
kết luận này, dù đã được đề cập nhưng có những thanh Củi chưa rõ ràng mà
thôi.
PHƯƠNG NAM