Nhà
thơ của thể thơ 5 chữ Thai Ba Tan đã gọi Cô giáo Nguyễn Thị
Minh Đệ, giáo viên môn Hóa tại Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh tỉnh Phú Yên
- người chống tiêu cực nên bị Hiệu trưởng, bị nhà trường trù dập, bị đồng
nghiệp và học trò xa lánh mới đây đã được tuyên thắng kiện là "NGƯỜI TRÍ
THỨC CÔ ĐƠN".
Cô Nguyễn
Thị Minh Đệ (Nguồn: FB).
Giải
thích cho cách gọi của mình, nhà thơ này đã viết: "Có lẽ đây là
một bức hình mà chúng ta không nên nhìn lướt qua, hãy dành một khoảng lặng để
nghĩ về nó, cảm nhận sự xót xa xen lẫn với nỗi bất lực trước thực trạng của xã
hội ngày hôm nay.
Hình
ảnh người giáo viên cô đơn giữa những tên an ninh mặt mày lạnh lẽo cũng là hình
ảnh đại diện cho những trí thức không cam chịu cuộc sống hèn nhát giữa một xã
hội đầy rẫy bất công và vô cảm.
Người
trí thức cô đơn, có lẽ vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác, vì ít nhất cũng có
một lần được ngẩng cao đầu giữa một đám khom lưng đang giả vờ nhắm mắt. Xin
dành tặng cho cô và người luật sư của cô một bó hoa kèm theo lời cảm ơn chân
thành. Những ngọn nến hiếm hoi thắp sáng ngọn lửa giữa màn đêm u tối...".
Nhưng
ở đây, ngoài sự nhầm lẫn khi đưa "những tên an ninh vào câu chuyện"
thì xem ra cách gọi, nhìn nhận của nhà thơ về câu chuyện này còn nhiều phiến
diện.
Theo
phản ánh, từ FB Nguyễn Thùy Linh: "Năm học 2006 - 2007, cô Đệ phát hiện
nhiều giáo viên Tổ hóa thường xuyên ra đề sai, có nhiều việc làm khuất tất, gây
áp lực đối với học sinh để dạy thêm, cô Đệ có ý kiến với bà Đinh Thị Tuyết - Tổ
trưởng tổ hóa và ông Nguyễn Tấn Hào - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn
Chánh nhưng không được giải quyết.
Sau
đó, cô Đệ viết đơn tố cáo chống tiêu cực gửi đến Giám đốc Sở giáo dục tỉnh Phú
Yên, yêu cầu giải quyết và xử lý tiêu cực nhưng không được giải quyết, mà ngược
lại còn chỉ đạo ông Hào và bà Tuyết xử lý kỷ luật cô Đệ với nhiều hình thức
khác nhau và cuối cùng là đuổi cô Đệ ra khỏi trường không cho dạy học.
Từ
tháng 4/2011 đến tháng 8/2012, ông Hào đã chỉ đạo kế toán cắt toàn bộ các khoản
lương, phụ cấp đứng lớp, bảo hiểm y tế của cô Đệ suốt 17 tháng liền, trong khi
hoàn cảnh cô Đệ rất khó khăn túng thiếu, chồng chết sớm, một mình phải bươn
chải nuôi hai con nhỏ còn đang lứa tuổi đến trường.
Dù
bị đuổi dạy nhưng vì yêu nghề mỗi ngày hai buổi cô Đệ vẫn đến trường, nhưng
không được bố trí đứng lớp. Trong một thời gian dài ông Hào nhiều lần ra lệnh
cho bảo vệ, tạp vụ xúc phạm nhân phẩm và xâm hại thân thể của cô Đệ ngay tại
trường. Trước toàn thể Hội đồng sư phạm, ông Hào ra lệnh cấm các đồng nghiệp
giao tiếp với cô Đệ, một lần cô Đệ vào dự họp thì ông Hào chỉ đạo nhân viên tạp
vụ bế cô Đệ ném ra ngoài đường khiến cô Đệ hết sức đau đớn và tủi
nhục…".
Và
như thế nếu có cô đơn thì cô Nguyễn Thị Minh Đệ chỉ cô đơn tại ngôi trường của
mình, nơi mà rất ít người dám lên tiếng vì sự thật vì sợ bị trù dập, và bị ảnh
hưởng quyền lợi. Và họ (tập thể ban Giám hiệu, giáo viên trường Lương Văn
Chánh) là những người đáng trách, đáng bị lên án!
Tuy
nhiên, nếu cô Đệ thực sự cô đơn như nhà thơ Thái Bá Tân nói thì liệu cô có
chống chọi được với tập thể kia không? Liệu có thắng kiện được không?
Cái
khó trong câu chuyện và cũng là nguyên nhân khiến phiên tòa của cô phải diễn ra
đến 7 lần và lá đơn kêu cứu của cô khó được chấp nhận cũng vì sự thiếu dũng cảm
của những người đồng nghiệp của chính cô. Tòa án - các cơ quan thực thi pháp
luật trong trường hợp này dù có dự cảm, sự tin tưởng dành cho cô đi nữa thì
cũng khó mà làm điều hơn. Nhưng, ở đây có một khía cạnh mà chúng ta cần lưu ý:
bên cạnh sự can trường, không chấp nhận thất bại của cô giáo Đệ thì việc TAND
thành phố Tuy Hòa mở đến phiên tòa lần thứ 7 cũng cho thấy phần nào sự nghiêm
túc, cầu thị và không để bỏ lọt tội phạm của cơ quan này! Bởi trong lịch sử nền
tư pháp rất ít có một sự kiên trì và chờ đợi đến như thế.
Vậy
nên, nói cô giáo Đệ cô đơn vì thế là chưa hợp lẽ. Với việc được tuyên xử ngày
01/12/2015 của Tòa án thành phố Tuy Hòa: "Chấp nhận một phần yêu cầu
khởi kiện của cô Nguyễn Thị Minh Đệ, buộc Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương
Văn Chánh trả cho cô Đệ 61.874.624 đồng phụ cấp đứng lớp và bồi thường tổn thất
tinh thần 4.600.000 đồng" thì xem như đó là cái kết có hậu!
TRÙNG DƯƠNG