Ảnh: Các trang web của giới rận chủ thi nhau “tìm vết” trong lễ Tịch điền hôm 7 tháng giêng năm Nhâm Dần, âm lịch (nguồn Internet)
Năm 2022 là kỷ niệm 1.035 năm ngày vua Lê Đại Hành về cày Tịch điền trên cánh đồng dưới chân núi Đọi Sơn (nay là xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên). Từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau. Được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế kỷ, Lễ Tịch điền (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) hàng năm đã trở thành sự kiện văn hóa lớn của đất nước dịp Tết đến xuân về và được coi là ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Lễ hội mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần khuyến nông và thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai phá, mở mang ruộng đồng, đề cao tinh thần gần dân, trọng nhà nông, nghề nông.
Năm nay, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn đã được tổ chức trong 3 ngày, từ 5 đến ngày 7/2 (tức từ ngày mồng 5 đến ngày mồng 7 tháng Giêng năm Nhâm Dần). Trong đó, ngày mồng 5 và 6 tháng Giêng tổ chức các nghi lễ tâm linh như Lễ cáo yết, Lễ rước nước lên Đàn tế, Lễ Sái tịnh, Lễ cầu an... Ngày mồng 7 tháng Giêng (chính hội) Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có mặt và thực hiện nghi thức tịch điền. Tuyên bố khai mạc Lễ hội, Chủ tịch đưa ra lời chúc “một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, năm mới thắng lợi mới” đồng thời khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam “luôn khuyến khích và đề cao sự phát triển của nông nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa”. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xuống đồng cày ruộng đầu năm mới cầu một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
Vậy đó, một nét đẹp của dân gian đáng được lưu truyền từ đời xưa như vậy đáng được tuyên truyền với bạn bè thế giới và giúp thế hệ trẻ có thêm hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, các “rận chủ” vừa kém hiểu biết lại hay thích “bới lông tìm vết” lại cố tình xuyên tạc, công kích hình ảnh xuống đồng đầu năm trong một lễ hội lớn của đất nước. Nhiều kẻ còn cho rằng hình ảnh Chủ tịch nước làm lễ tịch điền với “trâu giả hổ,” và xem đó là việc làm mang tính “hình thức,” “giả dối”. Tiêu biểu cho sự kém hiểu biết là “nhà báo kỳ cựu” tự phong do có hẳn hơn 10 và gần 99.000 người theo dõi qua Facebook, Lưu Trọng Văn. Lưu Trọng Văn cho rằng nếu Chủ tịch Phúc làm lễ cùng con trâu “không trang điểm son phấn như đang biểu diễn bên cạnh những nông dân thật sự cũng đang cày giữa đồng thì sẽ thân thiện và dễ mến biết chừng nào!”. Được thể, các rận chủ nhảy vào trình bày quan điểm ủng hộ, công kích cho rằng việc “diễn” trong lễ Tịch điền với “trâu giả hổ” thật là “rất kệch cỡm,” “dối trá,” “buồn cười.”… Rận chủ Nguyễn Lân Thắng đá theo rằng “Không hiểu ông chủ tịch nghĩ gì mà chịu đứng sau đít con trẩu hô [hổ trâu] quái thai này để chúng nó quay phim chụp hình”. Còn “nhà văn” Nguyễn Đình Bổn: “Trâu giả cọp!? Tôi thực sự không hiểu ý nghĩa sơn phết vằn vện trên lưng trâu này trong cái lễ gọi là tịch điền có ông Phúc cầm cày? Không lẽ sang năm vẽ con mèo, rồi các năm tới con rồng, con rắn, con ngựa… lên lưng trâu?”…
Chính các rận chủ đã khoe cái sự ngu dốt, thiếu hiểu biết của mình ra để cho bàn dân thiên hạ thấy rõ. Nếu chịu khó tìm hiểu về lễ hội này thì ắt chúng sẽ biết được rằng lễ hội bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Các hoạt động ở phần hội bao gồm Hội thi vẽ, trang trí trâu; triển lãm của Hội sinh vật cảnh thị xã; trưng bày các gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của thị xã Duy Tiên…Đặc biệt, hội thi vẽ trang trí trâu lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức từ năm 2009, năm bắt đầu phục dựng lễ hội này. "Trâu đi hội" được chọn từ các thôn, xóm trong vùng để làm mẫu trang trí tham gia. Đàn trâu được tập kết tại bãi riêng, gần sân khấu chính nơi làm lễ hội Tịch Điền. Những chú trâu đạt giải sẽ tham gia nghi thức xuống đồng cày Tịch điền vào ngày 7/2.
Rõ ràng, chú Trâu đạt giải năm nay được hội đồng ban giám khảo và nhân dân bầu ra một cách xứng đáng vậy mà những kẻ kém hiểu biết lại công kích, nói xấu. Thật đúng là “bới lông tìm vết”.
Thiên Bình