Cùng với việc thông tin về tiến trình bầu cử các nhân sự chủ chốt của Nhà nước, quốc hội Việt Nam: “Như vậy đến sáng ngày 5-4-2021, ba trong bốn vị trí tứ trụ của Việt Nam gồm Tổng bí thư đảng Cộng sản, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước đã được "bầu xong".
Chỉ
còn một vị trí Thủ tướng với một mình ông Phạm Minh Chính được tân Chủ tịch nước
Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu cho Quốc hội để bỏ phiếu thông qua trong thời gian
sắp tới”.
RFA đã đặt vấn đề như
sau: “Không có diễn thuyết, không có
tranh luận, không có chương trình hành động, chỉ có một ứng viên ra tranh cử...
bầu cử Việt Nam có vẻ im ắng so với một số nước, đúng không cả nhà?".
Cách đặt vấn đề của RFA về câu chuyện
bầu cử tại Việt Nam (Nguồn: RFA)
Nếu chỉ nhìn vào hình
thức của câu chuyện thì kỳ thực không có nhiều điều để nói. Đó chẳng qua là một
phép so sánh hết sức bình thường nếu như không nói đơn giản và không có điều gì
đó đặc biệt. Nhưng theo dõi kỹ hơn một chút thì mới hay, nhà đài RFA đang diễn
trò kích bác của mình tới câu chuyện bầu các nhân sự chủ chốt của Nhà nước, Quốc
hội tại Việt Nam.
Thủ đoạn được nhà đài
thực hiện vẫn không hề mới mẻ. Trên nền một phép so sánh bình thường, nhà đài
này đã chỉ ra những sự khác biệt có tính căn bản trong đó. Tiếp đó, sử dụng một
số từ ngữ có tính chất ám thị, nói bóng nói gió để kết thức câu chuyện. Và
trong chuyện này, mục đích được RFA hướng đến không ngoài hướng đến việc cho rằng,
bầu cử tại VN thiếu khách quan. Tuy nhiên đây cũng là điểm chết, tử huyệt mà
đám RFA gặp phải trong chuyện này.
Đồng tình cách thức để
đánh giá một vấn đề khách quan mà mọi thứ phải diễn ra công khai, minh bạch.
Thiếu những yếu tố này cơ hồ mọi thứ sẽ diễn tiến sang một chiều kích khác có
tính đối lập. Tuy nhiên cần hiểu rằng, để một vấn đề đi đến công khai, minh bạch
không có nghĩa mọi thứ phải tức thời, chớp nhoáng mà nó có thể diện tiến, kéo
dài trong một thời gian. Trong đó chuyện bầu cử tại VN chúng ta là ví dụ.
Tuy không có những màn
diễn thuyết nảy lửa, thậm chí mắng mỏ lẫn nhau nhưng để cư tri hiểu rõ (năng lực,
đạo đức) một ứng viên thì đã phải trải qua những quy trình hết sức đầy đủ,
khách quan. Đó là việc giới thiệu của tổ chức nơi làm việc (thông qua phiếu bầu,
phiếu tín nhiệm và thông qua công tác quy hoạch cán bộ), là ý kiến của cư tri
nơi cư trú và tiến lên những vòng cao hơn là ý kiến của cơ quan Hội đồng nhân
dân các cấp, của Quốc hội… Hay nói cách khác, thực chất công tác bầu cử của VN
chính là việc thực hiện các bước trong công tác cán bộ của từng ngành, từng địa
phương. Và đó là lí do lí giải tại sao những cương vị như Chủ tịch nước, Thủ tướng,
Chủ tịch Quốc hội lại chỉ cần được cơ quan được giao quyền giới thiệu và được bầu
thông qua hình thức phiếu kín của các đại biểu Quốc hội.
RFA hoàn toàn không hiểu
hoặc cố tình không hiểu để đẩy vấn đề sang những chiều hướng bất lợi và thiếu
căn bản…
PHƯƠNG
NAM