Hình ảnh bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh biên giới phía Bắc
Tròn 42 năm (17/02/1079 – 17/02/2021) kỉ niệm sự kiện mở màn chiến tranh biên giới phía Bắc. Một cuộc chiến diễn ra trong thời gian ngắn, tuy nhiên cách nhìn nhận về cuộc chiến này đến nay vẫn có nhiều luồng quan điểm trái chiều nhau. Đặc biệt, hàng năm, cứ đến sự kiện này là các thế lực phản động đẩy mạnh việc tuyên truyền, nói xấu Đảng và Nhà nước thông qua các chiêu bài như: “Cộng sản Việt Nam hèn nhát trước Trung Cộng”; đồng thời kích động tư tưởng chống Trung Quốc trong các tầng lớp nhân dân”... Chính những luồng thông tin độc hại đó đã dẫn tới việc nhiều người hiểu không đúng, không đầy đủ về một cuộc chiến mà đã là một phần lịch sử của dân tộc.
Trước hết, nhiều người chưa hiểu rõ bản chất thực sự của cuộc chiến này, cũng như chưa thấy hết được tính chính nghĩa của cuộc chiến. Để hiểu được điều này cần thấy rõ bối cảnh tình hình thời điểm xảy ra cuộc chiến. Thực sự mà nói, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời kì đó vẫn mang tư tưởng cường quyền, nước lớn. Đặc biệt trước việc Việt Nam bắt buộc phải bảo vệ Tổ quốc và quân tình nguyện Việt Nam vì nghĩa vụ quốc tế cao cả đã giúp bạn giải phóng dân tộc Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng. Cùng với đó, trong nước (Trung Quốc), lãnh đạo đang phải tranh chấp với các lực lượng đối lập diễn ra quyết liệt. Không còn con đường nào khác, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Qua đó thực hiện “một mũi tên bắn nhiều mục tiêu” trong chiến lược bá quyền nước lớn của họ. Như vậy, có thể khẳng định cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 nằm trong mục tiêu phục vụ mộng bá quyền nước lớn là phi nghĩa. Cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa. Bởi, phía Việt Nam là chống lại sự áp đặt, sự lệ thuộc, phụ thuộc vào Trung Quốc, bảo vệ hòa bình, độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ, đi lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với xu thế thời đại hiện nay.
Vấn đề thứ hai là có phải Đảng, Nhà nước ta che đậy thông tin về cuộc chiến này như những gì mà các thế lực phản động, thù địch đã xuyên tạc. Câu trả lời là không? Chưa bao giờ Đảng, Nhà nước ta quên và “Che đậy” thông tin như những gì chúng xuyên tạc. Cuộc chiến này đã là một phần lịch sử của dân tộc, thể hiện khát vọng độc lập, tự do, tinh thần cách mạng chân chính. Nó được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi. Điều này được thấy rõ trong các hoạt động truyền thông mỗi khi đến ngày kỉ niệm sự kiện này.
Vấn đề thứ ba, có phải vì cuộc chiến mà hiện nay chúng ta “phải chống Trung Quốc”. Câu trả lời là hoàn toàn sai. Dân tộc ta có câu “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại”. Đồng thời dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng Hòa Bình, sẵn sàng là bạn với tất cả các nước. Điều này đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, kể cả với các đế quốc như Mỹ, Pháp... và các triều đại phong kiến Phương Bắc trước đây. Do đó, cuộc chiến đã là một phần của lịch sử, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc vẫn đang hết sức tốt đẹp theo hướng “khép lại quá khứ - hướng tới tương lai”. Chính vì vậy, việc kích động, hiểu rằng “do cuộc chiến này mà phải chống Trung Quốc” là hoàn toàn sai.
Tóm lại, cần có cách nhìn toàn diện, đầy đủ, khách quan về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Tránh để các đối tượng xấu lợi dụng để kích động, tiến hành các hoạt động chống phá./.
Mạc Huy