Đối với đám “dân chủ” tự
xưng, từ trước tới nay chúng đều vịn vào cớ đạo Thiên Chúa giáo không được Nhà
nước Việt Nam coi trọng bằng Phật giáo và cố tình khoét sâu khoảng cách, tạo lằn
ranh giới giữa các tôn giáo. Qua vụ việc giải tỏa, thu hồi đất xảy ra tại chùa
Liên Trì (tọa lạc trên bán đảo Thủ Thiêm, phường An Khánh, Quận 2, TP. Hồ Chí
Minh) đã cho thấy bản chất đằng sau bộ mặt “dân chủ” tự xưng của lũ chống đối đất
nước. Ngôi chùa này do Thượng tọa Thích Không Tánh tiếp quản và sử dụng từ những
năm 1969, tuy nhiên, lợi dụng việc tin tưởng từ phía chính quyền và nhân dân địa
phương, Thích Không Tánh đã biến tướng hoạt động của ngôi chùa, sử dụng nó như
một địa chỉ gặp gỡ, giao lưu, bàn bạc của nhóm chống phá chính quyền núp bóng
dưới danh nghĩa “tổ chức xã hội dân sự”.
Thích Không Tánh (tên
thật là Phan Ngọc Ấn), là tu sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Thống nhất (GHPGVNTN),
một tổ chức không được chính quyền Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam
(GHPGVN) thừa nhận. Nếu nói về những “thành tích nổi bật” trong cuộc đời của vị
tu sĩ này thì hầu như đều gắn liền với “bảng vàng thành tích” vào tù ra tội. Cụ
thể, năm 1976, Thích Không Tánh bị kết án 10 năm tù giam vì viết đơn kêu gọi Đảng,
Nhà nước không ép buộc tu sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đến năm 1992, Thích
Không Tánh vẫn chứng nào tật nấy, tham gia các hoạt động khôi phục Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất cùng với vị Cố Tăng thống Hòa thượng Thích Huyền Quang
và đã bị chính quyền kết án 5 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương.

Ảnh
và chú thích ảnh: Tu nhưng vẫn sân si, tham lam, hưởng thụ mọi nhục dục của đời
thường,Thích Không Tánh thường xuyên trả lời phỏng vấn của các trang tin lề
trái, rêu rao, thêu dệt và vu khống những vấn đề, sự kiện về tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội của Việt Nam (Nguồn: Internet)
Tháng 11 năm 1994, Công
an TP.Hồ Chí Minh ra lệnh bắt giam đối với Thích Không Tánh khi hắn lợi dụng việc
cứu trợ nạn nhân lũ lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long để cùng với đối tượng phản động
Thích Quảng Độ tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, tạo những hình ảnh xấu về tôn
giáo, gây ảnh hưởng không tốt tới tự do tôn giáo, tín ngưỡng trong quần chúng
nhân dân. Bởi thế, ngày 14/8/1995 Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh tuyên án
Thích Không Tánh 5 năm tù giam, với tội danh: “Phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích Nhà nước”.
Đi tu nhưng vẫn sân si,
tham lam những gì ở cuộc sống thường nhật nên sau khi chấp hành những án phạt
tù trên, Thích Không Tánh vẫn tỏ ra không hối cải mà còn điên cuồng hơn khi tiếp
tục tham gia vào các hoạt động chống đối chính quyền. Lợi dụng sự tự do tôn
giáo, tín ngưỡng, tự do ngôn luận tại Việt Nam, Thích Không Tánh đã tập hợp những đối tượng, phần tử
phản động trong và ngoài nước để tiến hành các mưu hèn kế bẩn, các hoạt động
gây rối an ninh trật tự tại TP.Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực các tỉnh miền
Nam nói chung. Biến địa điểm chùa Liên Trì thành nơi tụ tập của các hội nhóm bất
hợp pháp núp dưới danh nghĩa “dân chủ”,
“tổ chức xã hội dân sự”…Gần đây, có những bức ảnh được lan truyền với nội
dung, Thích Không Tánh bắt tay với nhóm Nguyễn Đan Quế, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần
Văn Huỳnh…, là những “dân chủ” tự
xưng chuyên chống đối chính quyền, là con chiên theo đạo Thiên chúa.
Quay trở lại với việc
cưỡng chế để thu hồi đất đối với cơ sở thờ tự chùa Liên Trì, xin khẳng định rằng,
do phía ông Phan Ngọc Ấn (tức Thích Không Tánh) đứng đầu không có sự hợp tác
nên chính quyền mới buộc phải áp dụng biện pháp hành chính (cưỡng chế) để di dời.
Trước khi tiến hành cưỡng chế thì phía Ủy ban MTTQ Việt Nam quận 2 cùng với các
ban, ngành, đoàn thể và UBND phường An Khánh đã nhiều lần tiếp xúc, hiệp
thương, vận động thuyết phục đề nghị ông Ấn bàn giao mặt bằng cơ sở thờ tự chù
a Liên Trì để thực hiện xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm theo đúng tiến độ, song
đã gặp phải thái độ bất hợp tác, cố tình dây dưa, không lắng nghe và không chịu
tuân thủ từ ông Ấn.
Ngoài ra, khi chùa Liên Trì di dời thì sẽ được
hỗ trợ một khoản kinh phí nhất định, đảm bảo có thể xây dựng lại nơi thờ tự mới
khang trang hơn để sinh hoạt tôn giáo. Cụ thể: Cơ sở thờ tự chùa Liên Trì được
bồi thường, hỗ trợ với tổng số tiền 784.131.120đ, được tái bố trí tại khu đất
diện tích 698,1m2 thuộc khu dân cư 50ha P.Cát Lái, Q.2 (diện tích được tái bố
trí chênh lệch tăng so với diện tích tiêu chuẩn là 88,35m2 ). Ngày 7/5/2015,
Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Q.2 đã gửi toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ
thiệt hại nêu trên vào tài khoản ngân hàng. Ngoài số tiền bồi thường nêu trên,
nếu cơ sở thờ tự chùa Liên Trì đồng thuận chính sách, Ủy ban MTTQ Việt Nam
TP.HCM sẽ hỗ trợ thêm 4.000.000đ/m2 đối với phần công trình xây dựng chính, diện
tích 414,32m2 với số tiền là 1.657.280.000đ. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là
2.441.411.120đ.
Dẫu được phía chính quyền
tạo mọi điều kiện thuận lợi khi di dời chùa Liên Trì đến một địa điểm mới để phục
vụ cho công việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, tuy
nhiên, với thái độ lì lợm, bảo thủ và được sự kích động từ những trang tin lề
trái như Dân làm báo, RFA, BBC Việt ngữ…cùng đám “dân chủ” tự xưng, Thích Không
Tánh chây ỳ, cố thủ không chịu cho Ban giải phóng mặt bằng tiến hành công việc.
Với thái độ không chịu hợp tác đó, phía chính quyền đã tiến hành cưỡng chế chùa
Liên Trì vào đầu tháng 9 vừa qua.
Theo thông tin chính thức
từ báo chí, trong khu đô thị mới Thủ Thiêm có 24 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng dân
gian đã chấp hành chủ trương, chính sách di dời, bàn giao mặt bằng. Trong đó có
10 chùa được tái bố trí tại các phường khác trên địa bàn quận, đã xây dựng mới
khang trang, hoạt động ổn định và đã được UBND TP. Hồ Chí Minh cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Thế mới biết, không phải vì số tiền đền bù hay diện
tích đất bố trí khi di dời từ phía chính quyền không hợp lí mà lợi dụng việc
này, Thích Không Tánh cùng đám bậu sậu cố tình chai lì, xuyên tạc, bịa đặt và
vu cáo chính quyền trong việc đền bù và bố trí diện tích đất cho chùa Liên Trì
sau khi di dời.
***
Cơ sở thờ tự chùa Liên
Trì (153 Lương Định Của, tổ 32, KP.2, P.An Khánh, Q.2, TP.HCM) do Thích Không
Tánh (tên thật là Phan Ngọc Ấn) cai quản,
thuộc một phần thửa đất số 02, tờ bản đồ số 01 (theo tài liệu 299/TTg), xã An
Khánh, H.Thủ Đức (cũ). Nay thuộc một phần thửa đất số 17 và rạch, tờ bản đồ số
51 (bản đồ địa chính năm 2002), P.An Khánh, Q.2. Cơ sở có diện tích giải tỏa là
620,64m2 (trong đó có diện tích 609,75m2 đủ điều kiện bồi thường và diện tích
10,89m2 chiếm dụng rạch không đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ).
TRÙNG
DƯƠNG