Nằm trong khuôn khổ tới
Đức để dự hội nghị Thượng đỉnh các nước G20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề
nghị được hội kiến với bà Thủ tướng Đức. Tuy nhiên, theo thông tin lại từ Bộ
ngoại giao nước này thì Thủ tướng Đức đã từ chối tiếp thủ tướng Phúc và đề nghị
Tổng thống nước này tiếp xã giao.
Chân dung Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Nguồn:
Internet).
Sau khi thông tin này
được đăng tải, rất nhiều thuyết âm mưu đã được dựng lên. Stt sau đâ từ
Fbker ThanhTam Nguyen cho thấy rất rõ những điều
vừa được nói đến:
"Tên nào cố tình
"chơi khăm" Nguyễn Xuân Phúc đã giật dây cho Mẹ Nấm bị xử 10 năm ngay
trước chuyến đi Đức của tên niễng quả đã đạt được ý nguyện.
Bọn csvn tụi bây cứ tha
hồ đấu đá nhau, thằng nào chết dân tụi tao cũng đều mừng cả nhưng đừng đem các
nhà hoạt động trong nước ra làm vật hy sinh cho lũ chó tụi bây hạ độc thủ nhau
nhé!".
Ngoài giải thích rất
đáng chú ý từ blog Vnnew dưới đây: "(1). Nước Đức đang đóng vai trò là chủ
nhà của hội nghị G20 mà Việt Nam là một thành viên. Với cương vị này thì không
riêng gì nhân viên lễ tân mà ngay bản thân bà Thủ tướng nước này cũng bận bịu
với những màn đón tiếp song phương với các nước về dự. Thời gian đối với người
đàn bà Thép này vì thế sẽ không có quá nhiều và có một thực tế là dù đã cố gắng
nhưng bà không thể tiếp đón hết lãnh đạo của các nước. Đó cũng là lí thay vì từ
chối bà đã đề nghị tổng thống nước này tiếp đón ông Phúc.
(2). Đợt mưa lụt đang
diễn ra ở miền Bắc nước Đức trong thời điểm đăng cai hôi nghị G20 là điều không
ai muốn. Và với cương vị người đứng đầu Chính phủ, đương nhiên bà Thủ tướng sẽ
không thể tự tại ngồi yên để dự hội nghị và để sau khi kết thúc sẽ chỉ đạo việc
khắc phục, ngăn lũ gây thiệt hại. Thậm chí bà Thủ tướng sẽ phải đến tận nơi thị
sát (bởi nếu không bà sẽ bị đám dân chủ trong nước phê phán thế này thế nọ cũng
nên)" đã góp phần đưa những "thuyết âm mưu' kiểu này vứt vào sọt rác thì
xin được nói thêm như sau:
Trong quá khứ, nước Đức
(đặc biệt là Bộ ngoại giao nước này) không phải lần đầu tiên can thiệp vào công
việc nội bộ của Việt Nam. Nhất là việc xét xử các đối tượng chống đối. Tuy
nhiên, hãy cần thấy rằng, việc Bộ Ngoại giao Đức lên tiếng giống như một thứ
nghĩa vụ. Họ lên tiếng để phục vụ một mục đích mà họ đã được thỏa thuận với các
cường quốc khác, đặc biệt là Mỹ. Nó cũng nói lên cái tinh thần đồng minh mà
người Đức là một thành viên.
Vậy nên hãy vứt bỏ những
cái thuyết âm mưu trẻ con đó. Nó chỉ phù hợp nói với đám trẻ ranh, chưa hiểu sự
đời mà thôi.
TRÙNG
DƯƠNG