Đó là thông tin được Phòng Thông Tin Phật
Giáo Quốc Tế tại Paris (IBIB) hôm 5/10 mới đây.
Toàn văn sự việc được Phòng Thông Tin Phật
Giáo Quốc Tế tại Paris (IBIB) nói cụ thể: "Sáng nay thứ năm, 5 tháng 10,
vào lúc 9 giờ, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã lấy tàu lửa về quê ở Vũ Đoài,
tỉnh Thái Bình, miền Bắc. Nguyên nhân ra đi này, theo tin tức và nhận xét của
chúng tôi, đến từ áp lực của Hoà thượng Thích Thanh Minh, Viện chủ Thanh Minh
Thiền Viện, toạ lạc tại số 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Saigon,
không còn muốn cho Đức Tăng Thống tiếp tục tá túc vì lý do chính trị cũng như
kinh tế của Thiền Viện".
Hoà thượng Thích Quảng Độ (Nguồn: FB)
Lí do khiến Hoà thượng viện chủ Thanh Minh
Thiền Viện thẳng tay đuổi Hoà thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống đời thứ 5
của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) và cũng là thượng cấp
được công bố là vì: "Từ 2 năm qua, Hoà thượng Thích Thanh Minh nhiều
lần bắn tiếng qua Đại đức Thị giả để trình lại với Ngài rằng :
"Sau năm 75, cụ Quảng Độ đi ở tù, đi lưu
đày, tôi vẫn thuê người hằng tháng thăm nuôi. Nhưng từ khi cụ Quảng Độ về lại
đây, Đạo Tràng ngày càng ít người lui tới, vì công an canh gát, gây khó khăn,
hạch hỏi, chụp hình, nên không ai dám lui tới. Chùa bây giờ vắng hoe, tiền bạc
tôi cũng chẳng còn. Tôi đã bàn với Thanh Phong đưa cụ về Vĩnh Nghiêm mà cụ
không chịu ; tôi mời anh Định đưa cụ về quê, cụ cũng không chịu về, tôi chẳng
hiểu làm sao. Tôi đề nghị nói với cụ tìm một nơi an dưỡng khác để khỏi phiền
chùa, khỏi phiền tôi và cũng khỏi phiền cụ. Quý Thầy của Giáo Hội thực hiện
càng sớm càng tốt, tôi nghĩ là nhà nước bây giờ họ cũng chẳng khó dễ gì
đâu".
Xung quanh chuyện này, cơ quan truyền thông kiêm
phát ngôn của giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) do tay buôn
thần bán thánh Võ Văn Ái đứng đầu có nói bóng gió rằng: "Nhưng Đức
Tăng Thống đã phản ứng rằng, ngày nào Hoà thượng Thanh Minh trực tiếp nói với
tôi, tôi sẽ tính. Sự kiện áp lực và thôi thúc trên đây xẩy ra kể từ ngày Hoà
thượng Thanh Minh đưa nhà sư Thanh Lợi ở chùa Vọng Cung ngoài Bắc thuộc Giáo
hội Phật giáo Nhà nước vào ở Thanh Minh Thiển Viện, Saigon". Nhưng
xem chừng đó chỉ là lí do để biện hộ cho sự ra đi có phần tức tưởi của người đã
nhiều năm đức cao vọng trọng, ngồi ở cương vị cao nhất của giáo hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN).
Cái cách ra đi của Hoà thượng Thích Quảng Độ
cũng khiến người ta nghĩ đến sự ra đi của một kẻ thất sủng, thiếu đàng
hoàng: "Có lẽ không còn chờ đợi thêm, hôm 15 tháng 9 vừa qua, Hoà
thượng Thanh Minh « mời » Đức Tăng Thống ra khỏi Thanh Minh Thiền Viện. Ngài
chỉ kịp lấy ba bộ y áo Tăng bỏ vào va-li nhỏ ra đi. Liền tức khắc, Hoà thượng
Thanh Minh đã cho khoá trái cửa thang gác đưa lên phòng Ngài. Tất cả kinh sách,
vật dụng của Ngài, Đại đức Thị giả không thể vào lấy chuyển đi".
Nói về dự kiến của mình sau khi về quê tại Thái
Bình, trong cuộc trò chuyện với Võ Văn Ái, HT Thích Quảng Độ cho biết: "Trong
cuộc điện đàm sang Paris tuần trước, Đức Tăng Thống căn dặn Cư sĩ Võ Văn Ái các
Phật sự Giáo hội và nói ý định về quê Thái Bình : « Tôi sẽ về tu trong một cái
Cốc ở huyện Tiền Hải, nhập thất và tụng niệm vãng sinh trong những năm tháng
cuối đời ». Âu lo chuyện Giáo hội ông Ái hỏi, thì Ngài bảo « Vẫn thế. Làm sao
mà bỏ Giáo hội được ! Chức Tăng Thống là suốt đời mà ! ».
Theo dõi khá kỹ hoạt động của HT này, nhất là
các hoạt động có tính đối trọng với chính quyền và không chấp thuận Giáo
hội Phật giáo Việt Nam cũng như cái cách đám thuộc hạ ca ngợi. Ít ai có thể
nghĩ, sẽ có lúc, khi mà sức khoẻ đã xuống đi nhiều vị HT này lại chịu cái kết
cục buồn đến độ ấy.
Bị đuổi ra khỏi đường, không có lấy một cái tịnh
xá để tu trì để rồi buộc phải về quê, chọn một cái cốc để làm nốt cái duyên nghiệp
với nhà Phật. Cái cách mà HT Thích Quảng Độ kết thúc "nghiệp chính
trường" của mình khiến nhiều người liên tưởng tới thuyết nhân quả... Phải
chăng nó đã ứng nghiệm với những người mà ngay từ đầu họ đã không đi trên con
đường tu trì của nhà Phật.
Ngay lúc này, chưa thể nói tới sự tan rã
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, bởi vẫn còn đó nhiều nhân vật
đủ uy tín, ảnh hưởng để gánh vác sự nghiệp của tổ chức này - dù có đối lập
với Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Và điều đó thêm một lần nữa thể hiện sự
bi đát của vị Hoà thượng đã qua tuổi 90 này. Cái khiến ông rơi vào trạng huống
bi đát không phải là nhà nước, cũng không phải là Giáo hội Phật giáo Việt
Nam (được cho là đối thủ) mà chính là những người đã từng là thân tín, thuộc hạ
của mình!
Thử hỏi có nỗi đau nào lớn hơn thế!
TRƯỜNG GIANG