Nếu nó chỉ là một việc va chạm giữa hai cầu thủ trong
một trận cầu thì đáng ra không đáng nên bàn. Tuy nhiên, hệ quả của sự việc lại
gây ra một hệ lụy lớn, tính lan truyền mạnh và rất lâu dài khi được dư luận xã
hội quan tâm và độc giả yêu thể thao về tính đúng đắn và minh bạch của một tổ
chức thể thao hàng đầu của đất nước khi đưa ra những quy định thiếu rõ ràng đối
với một cá nhân khi “luật rừng” lên ngôi thay vì là một bản án vì pháp luật thích
đáng.
Sự việc cụ thể là vào trận cầu giữa hai câu lạc bộ
Sông Lam Nghệ An và câu lạc bộ SHB Đà Nẵng đã xảy ra sự va chạm mạnh giữa cầu
thủ Quế Ngọc Hải của câu lạc bộ SLNA và cầu thủ Anh Khoa bên câu lạc bộ SHB Đà
Nẵng. Hậu quả, Anh Khoa bị dính chấn thương nặng bởi hành vi thô bạo của Quế Ngọc
Hải. An phạt ngay sau đó đã được lãnh đạo VFF (cơ quan bóng đá quyền lực nhất
hiện nay của bóng đá Việt Nam) đưa ra đó là: treo giò cầu thủ Quế Ngọc Hải 6
tháng, nộp phạt cho VFF 15 triệu đồng, nhằm ngăn ngừa hành vi bạo lực trong
bóng đá. Và cầu thủ này phải chịu mọi chi phí điều trị cho viecj phục hồi chấn
thương của Anh Khoa.
Đành rằng, việc đưa ra án phạt dành cho Ngọc Hải dựa
theo quy định về kỷ luật đã được ban hành từ trước đó. Nhưng có vẻ như ngay cả
bản thân VFF cũng đã biến “luật lệ”
thành của “riêng”, chứ không theo bất
kỳ một quy chuẩn nào hay giống như bất cứ đâu trên thế giới. Cũng cần phải nói
luôn rằng, khó có thể so sánh chuyện luật ở V-League với luật, hay điều lệ từ
các giải đấu lớn trên Thế giới. Nhưng cũng cần phải nói để hiểu rằng, có lẽ khắp
toàn cầu chỉ có VFF “là riêng, là duy nhất”. Cho đến lúc
này, không có giải đấu nào trên Thế giới có quy định một cầu thủ gây ra chấn
thương cho cầu thủ khác và phải chịu toàn bộ chi phí chữa trị cho nạn nhân như ở
V-League. Mọi chi phí chữa trị chấn thương cho cầu thủ đều thuộc trách
nhiệm của các CLB chủ quản, thay vì
đổ vấy, hay quy tất cả cho "hung thủ"
giống như luật mà V-League đã ban hành. Một điều duy nhất cho tới giờ liên quan
tới chấn thương là việc cầu thủ phục vụ ĐTQG bị chấn thương các CLB đòi phía
LĐBĐ các QG trả phí điều trị vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Nhưng về cơ bản,
nhiều LĐBĐ các nước đã đạt được những thỏa thuận với các CLB chủ quản của những
tuyển thủ bằng việc trả phí thi đấu, mỗi khi được gọi tập trung đội tuyển.
Và tất nhiên, phí thi đấu cho đội tuyển trả cho CLB ở
những giải đấu lớn luôn được BTC giải đấu lo. Hẳn nhiên, treo giò Quế Ngọc Hải
6 tháng, phạt 15 triệu đồng là điều đương nhiên phải có, cũng như rất hợp lý.
Tuy nhiên bất hợp lý vẫn là chuyện trung vệ người xứ Nghệ phải chi trả toàn bộ
chi phí chữa trị cho Anh Khoa.
Đừng tập
trung trù dập một nhân tài khi sai sót của họ khi chưa đủ để làm vậy (Ảnh
Internet)
Rõ ràng đây là một sự bất hợp lý vô cùng lớn, bởi như
đã nói không ở đâu trên Thế giới mà cầu thủ gây chấn thương cho đối thủ phải đứng
ra "bao" toàn bộ tiền viện
phí cho nạn nhân như thế. Và, VFF đã sai cũng như vô cùng “nghiệp dư” khi đưa ra luật lệ như vậy. VFF sai là điều chắc chắn, bởi
rõ ràng tiêu chí của FIFA tất cả mọi hoạt động bóng đá không được phép dính
dáng tới chính trị, hay nôm na là cuộc sống bên ngoài, hoặc quy trách nhiệm dân
sự dành cho các cầu thủ. Ở đây, VFF đã quy trách nhiệm cho Ngọc Hải theo hướng
dân sự hơn là theo tiêu chí của thể thao. Để khiến trung vệ này giờ như người
gây tai nạn và đang phải bồi thường cho nạn nhân, chỉ thiếu điều phải ra tòa và
đi tù.
VFF có cái khó ở chỗ các CLB gần như không có hệ thống
y tế bài bản, thậm chí việc bảo vệ đôi chân cho cầu thủ của mình cũng phó mặc
cho may rủi. Thế nhưng việc "ép"
các cầu thủ gây chấn thương cho cầu thủ khác phải lo toàn bộ tiền viện phí thì
quả thực chỉ có ở Việt Nam. Và ngộ nhỡ Quế Ngọc Hải không đủ khả năng tài
chính, liệu VFF sẽ xử tiếp thế nào?
Cưỡng chế tài sản, hay trừ tiền thẳng vào tài khoản mỗi
lần trung vệ người xứ Nghệ lên tuyển? E là không thể, và khi Ngọc Hải "bó
tay" trong chuyện chi trả viện phí e rằng VFF cũng chẳng thể làm được gì
hơn ngoài việc...thông báo, hoặc ra văn bản là cùng. Có lẽ đến lúc này, VFF nên
bắt đầu chỉnh sửa luật là vừa. Chỉnh sửa với việc buộc các CLB chuyên nghiệp phải
có hệ thống y tế cho đầy đủ, hoặc có mua bảo hiểm cho cầu thủ... Còn nếu tiếp tục
quy trách nhiệm hết cho người tham gia cuộc chơi như trường hợp của Ngọc Hải e
rằng tương lai sẽ chẳng ai dám chơi bóng, bởi ngộ nhỡ gây chấn thương hóa ra lại...mang
họa. Và nói VFF dùng luật rừng để xử lí một cầu thủ là như thế.
Tuy vậy, cái quan trọng hơn tất cả là cái cần được rút
ra ngay từ bản thân câu chuyện này.
Thứ nhất, luật vẫn là luật, cái gì thì ra cái đó, đừng
lấn sân từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Một quy định ban hành phải tuân
theo nó và phải dựa vào nó để giải quyết vấn đề chứ đừng xử lí nó theo cảm
tính, đừng xử lí theo chủ kiến cá nhân mà không áp dụng luật trong việc xử lí vấn
đề. Bởi đó sẽ là sai lầm mà hậu quả thì rất tệ hại.
Thứ hai,cần phải nhận thấy rằng bản thân một sự vật hiện
tượng trong quá trình vận động và phát triển thì vẫn còn khiếm khuyết, thiếu
sót. Quan trọng là phải biết nhận thấy sai mà sửa đổi chứ đừng vin vào những
khiếm khuyết đó mà đánh giá, xuyên tạc hay chống đối lại nó. Bởi, nó vẫn đẹp
nhưng chưa hoàn thiện.
Thứ ba, hãy cứu lấy một nhân tài của dân tộc trên lĩnh
vực mà họ đang cống hiến khi sai lầm của họ chưa đủ để hắt hủi họ đi. Và chúng
ta càng phải trân trọng hơn khi họ dám nhận sai, lỗi lầm và họ cũng nhận ra những
ấm ức mình phải nhận. Nhưng vì bản lĩnh và trách nhiệm, họ dám nhận lỗi để sửa
lỗi. Đó là điều chúng ta cần nhất.
Và qua góc nhìn từ một cá nhân, một sự việc, chúng ta
lại có cái nhìn và suy nghĩ về một điều khác và sâu xa hơn khi nhìn nhận một vấn
đề để có cách làm và hướng đi đúng đắn hơn.
Hiểu Minh