Dẫn công văn của Sở Giáo dục & đào tạo Nghệ
An về việc hướng dẫn, quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục trong dịp lễ
Noel, vị Linh mục "khó tính" có tiếng Peter Trần Văn Thành, hiện là chánh xứ Tam Tòa,
TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã viết như sau: "Chúng tôi ghi nhận đây
là một thiện chí tốt lành của Nhà Cầm Quyền VN. Hy vọng việc này sẽ diễn ra
trong mọi miền đất nước".
Stt của Linh mục Trần Văn Thành (Nguồn: FB).
Trong khi người Công giáo, nhất là giới chức sắc
ghi nhận và hoan hỉ là thế. Nhưng với một bộ phận người ngoài Công giáo thì lại
xuất hiện thái độ ngược lại. Stt sau đây từ Fb Những câu nói ngu đẳng cấp lịch sử của liên minh chống cộng
thế kỉ XXI cho thấy rất rõ xu hướng này:
"Dốt nát và nhu nhược là điều có thể nói
với lãnh đạo sở giáo dục Nghệ An. Tôi chưa thấy một ban ngành nào dốt nát như
vậy.
Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo nhiều tôn
giáo khác nhau, trong đó đông nhất vẫn là phật giáo. Vậy nếu thử hỏi xem tôn
giáo nào cũng như Thiên Chúa giáo thì xã hội sẽ thế nào? Theo hiến pháp và pháp
luật mọi tôn giáo đều bình đẳng như nhau, chính quyền và lãnh đạo sở giáo dục
nghệ an đã gây ra một nạn kỳ thị tôn giáo trong thời kỳ nhạy cảm này là một
điều vô cùng đáng lên án, và chúng ta thử hỏi 12 tôn giáo kia cũng yêu cầu
những điều tương tự như thế này thì chúng ta phải làm gì?".
Trên thực tế đây là câu hỏi mà chúng ta không dễ
gì có thể trả lời được. Nhất là trong bối cảnh, nhà nước Việt Nam không thực
hiện chế độ quốc giáo, mọi tôn giáo đều bình đẳng, bình quyền và không có bất
cứ sự phân biệt, đối xử nào. Việc có đặc quyền với một tôn giáo nào đó trong cơ
chế và bối cảnh hiện nay vì thế ít nhiều sẽ có sự so bì, bởi tôn giáo nào cũng
có lễ trọng, lễ kính của riêng mình.
Nghệ An hiện tại mới chỉ có 2 tôn giáo được công
nhận tư cách pháp nhân là đạo Công giáo và phật giáo. Nhưng nếu trong tương lai
con số đó nâng lên nhiều hơn, thậm chí có sự hiện diện của 12 tôn giáo tại Việt
Nam thì điều đó chắc chắn sẽ gặp phải những lực cản là sự phản đối của các tôn
giáo khác....
Ở đây, có một điều rất dễ thấy là do chức sắc,
tín đồ đạo Công giáo hay kêu la, hay chất vấn này nọ nên chính quyền mới ưu
tiên, mới có những sự đặc cách. Nhưng cần nhớ rằng, đó chỉ là giải pháp có tính
nhất thời, còn về đại cục thì nên chăng điều đó cũng nên được tính toán lại. Đề
nghị có một ngày nghỉ lễ nhân dịp lễ Noel cũng cần được xem xét cẩn trọng để
không để xảy ra những xung đột giữa các tôn giáo, gây sự khó xử cho nhà nước
với tư cách là chủ thể quản lý, đứng trung gian!
Làm nhà nước khó thế đấy, nên thay vì cứ phản
biện, cứ yêu cầu này nọ chúng ta cũng nên có một thái độ thực sự công tâm. Có
vậy, mới tạo ra sự bình đẳng, bình quyền ở toàn cục.
TRÙNG DƯƠNG