Hoàn toàn và sẽ không bao giờ đồng ý vinh danh
bất cứ ai đã từng thuộc về nguỵ quân, nguỵ quyền VNCH. Cũng sẽ không bao giờ
công nhận cuốn nguỵ sử mới đây và cả cuốn "Gạc Ma - vòng tròn bất tử"
do Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc bảo tàng Quân đội đứng ra biên
soạn.
Nhưng sẽ là bất nhẫn và không nên nếu dùng lời
lẽ không hay cho nhân vật (cả đang sống và đã chết) trong bức ảnh dưới
đây.
Bức ảnh thiếu tướng, PGS.TS Lê Kế Lâm, nguyên
Giám đốc Học viện Hải Quân, Bộ Quốc phòng viếng quân nhân VNCH Nguỵ Văn Thà
(Nguồn: FB Mai Thanh Hai).
Khi dẫn về bức ảnh này, FB Mai Thanh
Hai đã viết như sau: "XÓT XA
Hồi xưa ông ấy là tướng,cởi bộ quân phục ra ông
ấy là dân. Một người dân tầm thường thì có thể làm những gì mình thích miễn là
pháp luật không cấm.
Chỉ xót xa cho những đồng đội của ông ấy!Những
người đã đi trên những con tàu không số trên biển đông,họ đã bị những tên lính
ngụy như Ngụy văn Thà bắn, thân xác họ chìm dưới biển sâu,họ không thể đứng dậy
để được làm những điều họ thích!".
Dù không nói rõ danh tính của vị tướng đứng
viếng quân nhân quá cố thuộc Hải quân VNCH Nguỵ Văn Thà đó là ai. Nhưng qua tìm
hiểu đó chính là thiếu tướng, PGS.TS, Nhà giáo nhân dân Lê Kế
Lâm, nguyên Phó Tham mưu trưởng tác chiến Hải quân, nguyên Giám
đốc Học viện Hải quân, đương kim Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh
tế Biển Thành phố Hồ Chí Minh. Bức ảnh đó được chụp lại khi ông đến viếng
quân nhân VNCH Nguỵ Văn Thà (SN 1943 - 1974), một sĩ quan Chỉ huy của Hải
quân Việt Nam Cộng hòa thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Hải quân Thiếu
tá. Chức vụ cuối cùng của ông là Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10. Ông đã
tử trận trong hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Thiếu tướng Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện
Hải Quân (Nguồn: FB)
Như đã xác lập ở trên, việc vinh danh những
người thuộc quân lực VNCH là điều bất nhẫn, nó sẽ đi ngược lại đạo lý muôn đời
của người Việt. Tuy nhiên, đối với câu chuyện của tướng Lâm thì e là phải xem
và suy xét lại.
Ở đây, tướng Lâm hiện đã về hưu và ông đến viếng
quân nhân Nguỵ Văn Thà chủ yếu là với tư cách cá nhân, ngoài ra ông không mang
theo bất cứ danh xưng, tên tổ chức nào trong việc này. Và riêng với khía cạnh
này thì sẽ không ai có quyền trách cứ tướng Lâm. Đó là chưa nói, điều đó hoàn
toàn phù hợp với đạo lý của người Việt ta muôn đời: Nghĩa tử là nghĩa
tận.
Và cũng với tâm thế riêng, cá nhân
ấy, tướng Lâm cũng có vô số lí do cho cuộc viếng thăm của mình.
Là người lính hải quân, những người mà khi ra
trận không chỉ đối diện với hòn tên, mũi đạn cận kề mà còn là sóng, gió, cuồng
phong của biển nên hơn ai hết họ quý nhau ở tình người, ở sự vất vả và nguy nan
mà họ đã vượt qua. Và so về mặt tuổi tác thì họ còn là đồng niên của nhau. Cuộc
viếng thăm vì thế suy cho cùng là xuất phát từ những điểm chung mà họ có mà
thôi.
Từng có thời gian dài đảm nhận cương vị Giám đốc
Học viện Hải Quân, tướng Lê Kế Lâm cũng được biết đến là một nhà chiến lược
Quân sự trên biển. Với điều được gợi mở này biết đâu ông Lâm đến với gia đình,
thăm viếng Quân nhân Nguỵ Văn Thà để tiếp cận và biết đâu sẽ tìm kiếm được
những điều hay ho đang được lưu giữ tại ngôi nhà của quân nhân quá cố
này.
Nói ra những điều như thế để thấy có tới hàng tá
lí do cho cuộc viếng thăm đó của tướng Lê Kế Lâm. Nhưng thay vì có thái độ dò
xét, thiếu thiện cảm thì nên chăng chúng ta nên chọn cho mình những góc đứng
phù hợp, nhân văn hơn để thấy đó là điều bình thường.
Chiến tranh đã qua đi, đất nước đã thống nhất,
đôi bờ chiến tuyến đã phai nhạt đi khi vết thương chiến tranh đang lành lặn. Đó
cũng là lúc mà thay vì cứ cấu xé vào quá khứ ở những điều không bản chất thì
nên chăng chúng ta nên tập trung hơn cho những điều lớn hơn như lên án những
điều được phản ánh trong cuốn "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" hay xu
hướng kêu gọi bỏ chữ nguỵ trong Bộ Lịch sử VN đang được biên soạn và đi vào
nghiệm thu. Đó mới là cách để chúng ta hoà hợp mà không chối bỏ quá khứ.
TRƯỜNG GIANG