Theo thông tin trên facebook
của Nguyễn Quang A thì sau mấy ngày bận rộn cặm cụi, quên ăn, quên ngủ bên chiếc
máy tính để hô hào, xúi giục đám bậu sậu nhảy vào đường link bỏ phiếu bầu ứng
viên xứng đáng nhận giải thưởng Hoa Tulips về Nhân quyền thì TS A đã kịp đặt vé
máy bay hạng sang sang Thái Lan ăn chơi nhảy múa, xả mệt nhọc, đồng thời vui
liên hoan sớm. Ông ta vừa về nước ngày 8/9 vừa qua và khoe khoang rằng, bản
thân đã trở thành ứng viên được lựa chọn vào top 3 đi vào chung kết giành giải
Hoa Tulip về Nhân quyền do Bộ Ngoại giao Hà Lan tổ chức. Kết quả cuối cùng sẽ
được Bộ Ngoại giao công bố vào ngày 12/9 tới đây.
Nhìn vào bảng vote phiếu,
khi cuộc thi mới bắt đầu guồng quay hô hào bỏ phiếu, đối thủ Nighat Dad dường
như luôn dẫn đầu với số lượng phiếu bầu rất cao. Tuy nhiên, từ khi Nguyễn Quang
A và đám đồng bọn “dân chủ” tự xưng nhảy vào kêu gọi, hô hào nhau để vote phiếu
cho ông ta thì số lượng phiếu bầu ở mục tổng cứ tăng nhảy vọt. Không chỉ hoạt động
hô hào mạnh ở các mạng xã hội facebook, twiter mà TS Nguyễn Quang A và đám bậu
sậu còn “tích cực” nhảy vào hầu hết các trang mạng, các hộp thư điện tử email…để
hô hào, xúi giục đồng bọn bỏ phiếu cũng như một số bộ phận nhẹ dạ cả tin khi bị
đám người này dùng danh xưng Bộ Ngoại giao Hà Lan lòe bịp. Hầu như ngày nào,
đám bậu sậu của Nguyễn Quang A như Đoan Trang, Perer Sơn, Lê Xuân Khoa…luôn rải
ngập, dội những “quả bom tấn” đường link dẫn tới trang bỏ phiếu bầu cho Nguyễn
Quang A trong các nhóm/diễn đàn trên facebook…
Ảnh
và chú thích ảnh: Nếu thực sự công bằng, thì giải thưởng này nên bình chọn
thông qua thành tích các hoạt động “nhân quyền” của các ứng viên, chứ nó thực sự
không có giá trị và để người khác thấy được sự công bằng khi thông qua để các ứng
viên hô hào vote phiếu online. Trong ảnh là bảng danh sách các ứng viên và số
phiếu bầu (Nguồn: Internet)
Bên cạnh đó, những nhóm
được gắn mác “yêu bóng đá”, “xã hội dân sự” như No-U FC, Con đường Việt Nam, tổ
chức ngoại vi của tổ chức phản động Việt Tân - VOICE (xin phép ông Nguyễn Thanh
Tú – con trai của cố ký giả Nguyễn Đạm Phong (người bị Việt Tân ám sát do các
bài viết thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật giả dối, đầy rẫy tội ác của tổ chức
này), người đã đăng ký bản quyền tên gọi Việt Tân cho công ty của mình và kiện
tổ chức khủng bố dám lấy danh xưng Việt Tân để hoạt động) cùng đám bậu sậu như:
Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Hoàng Dũng, Lã Việt Dũng, Trịnh Hữu Long…ra sức
kích động “sôi nổi” cho đàn anh TS Nguyễn Quang A nhằm dẫn đầu phiếu bầu trong
danh sách các ứng viên. Riêng Đoan Trang – người từng bị báo Pháp luật TP.Hồ
Chí Minh đuổi việc do không hoàn thành bài vở được giao, năng lực hạn chế và
tác phong không chuyên nghiệp, nay, tỏ ra nguy hiểm khi liên tục viết những bài
nhằm “pr” (quảng cáo) cho đàn anh Nguyễn Quang A với các tiêu đề như: “Hãy bỏ
phiếu cho ông Nguyễn Quang A”, “Vì sao TS Nguyễn Quang A xứng đáng nhận “Bông
hoa Tulip về Nhân quyền”…
Tất cả như chạy sô hòng
kiếm từng vé vote từ cộng đồng “dân chủ” mạng. Vậy nên, không quá ngạc nhiên
khi thấy tên Nguyễn Quang A dành được số phiếu cao nhất trong top 3 và so với
các ứng viên còn lại trong danh sách. Theo bảng số phiếu công bố, Nguyễn Quang
A đạt 13.805 phiếu bầu, vượt đối thủ Nighat Dad (12.401 phiếu bầu). Nếu theo
dõi kỹ cuộc đua phiếu bầu này giữa các ứng viên tranh giải Hoa tulip về Nhân
quyền do Bộ Ngoại giao Hà Lan tổ chức thì dường như, đây chỉ là sân chơi của 2 ứng
viên là TS Nguyễn Quang A và Nighat Dad mà thôi. Những ứng viên còn lại, số phiếu
chưa vượt qua giới hạn con số 2000-3000 phiếu, có những ứng viên thì luôn dậm
chân tại chỗ từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc đợt vote phiếu khi con số chưa
vượt quá 1000 phiếu.
Nếu đặt lên bàn cân, điểm
lại mấy cuộc vận động cũng dựa trên hình thức hô hào bỏ phiếu online như Hiến
pháp 2013, Ký tên Bauxite…thì việc bỏ phiếu cho Nguyễn Quang A trong việc tranh
dành giải thưởng Hoa Tulip về Nhân quyền cho thấy, cộng đồng mạng “dân chủ” tự
xưng không dành nhiều sự quan tâm tới vị TS này. Trong khi mấy cuộc vận động
trên, với số lượng lên tới hàng trăm nghìn lượt vote, còn Nguyễn Quang A trong
cuộc chơi này nhờ may mắn khi các đối thủ khác không có thời gian vận dụng các thủ
thuật, hô hào cộng đồng bỏ phiếu cho bản thân mình như TS Nguyễn Quang A và đám
bậu sậu rảnh rỗi thời gian vote phiếu.
Một giải thưởng được
mang mác “Nhân quyền”, lại do Bộ Ngoại giao Hà Lan tổ chức, 10 ứng viên đều đến
từ các quốc gia khác nhau, thế nhưng tổng số lượt vote phiếu của tổng 10 ứng
viên chỉ đạt 45.467 phiếu. Vậy, phải chăng, có thể giá trị của giải thưởng mang
tên “nhân quyền” này rẻ rúng nên không được dư luận các nước quan tâm? Phải
chăng, uy tín của các ứng viên trong danh sách đạt giải Nhân quyền này không được
cộng đồng đánh giá cao? Và phải chăng, giải thưởng mang danh “Nhân quyền” này
do Bộ Ngoại giao Hà Lan tổ chức không có sức ảnh hưởng? Ở các nước phương Tây,
thường tổ chức một giải thưởng mang mác “nhân quyền” hòng cổ súy, kích động cho
những đối tượng ở các quốc gia khác, đặc biệt là các nước Chủ nghĩa Xã hội như
Việt Nam. Giải thưởng này như một hoạt động thường niên mà ẩn sau đó, nó như một
mũi tên trúng 2 mục đích, ngoài việc cổ vũ, khuyến khích những đối tượng có
“thâm niên” tiếp tục các hoạt động chống phá chính trị thấp hèn; mặt khác,
chúng khoét sâu sự hằn thù ngay trong lòng dân tộc.
Dù giải thưởng này có số
tiền thưởng 100.000 Euros, song nhìn vào tổng số phiếu bầu cho 10 ứng viên
(45.467 phiếu) mới thấy giá trị và mối quan tâm thực sự của cộng đồng dành cho
nó thật sự rẻ rúng. TS Nguyễn Quang nếu có trúng giải thưởng này thì xin khẳng
định rằng, ông ta trúng vì nhờ may mắn khi các ứng viên khác không thực sự chạy
đua cho giải thưởng này chứ không phải là vì giá trị về các hoạt động “nhân quyền”
núp bóng chống phá chính trị của ông ta.
TRÙNG
DƯƠNG