Ngoài ra, khơi mào là sự kiện Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa
phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15–20 km,
song đã bị quân và dân VN đánh bại. Song, với sự hậu thuẫn của TQ, Polpot vẫn
tiếp tục huy động tổng lực tấn công toàn tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam lần
thứ 2 vào cuối năm 1978 đã buộc quân và dân phải tự vệ, tiêu diệt lực lượng
này.
Tại
sao quân tình nguyện VN phải ở lại Campuchia đến 10 năm, dù về cơ bản, lực lượng
Khmer Đỏ đã bị tiêu diệt?
Sau thất bại ở VN, Mĩ
và các nước đồng minh thực hiện chính sách cấm vận kinh tế, cùng những mưu đồ
kích động những hành động của các nước láng giềng như Khmer Đỏ, gây ra tình
hình bất ổn định tại VN. Bởi vậy, sau khi đầu năm 1979, Quân tình nguyện Việt
nam và quân đội Nhân dân cách mạng Campuchia đã đánh đuổi Khme Đỏ ra khỏi lãnh
thổ và thành lập Chính phủ mới thì Mĩ, TQ và một số nước đồng minh đã đánh tráo
khái niệm, đánh lận con đen nói rằng, cuộc chiến này là quân VN “xâm lược” và
tiến hành những hành động hậu thuẫn cho tàn quân Khme Đỏ đóng trên đất Thái Lan
thường trực cơ hội “phục quốc”.
Phục hận vì đã thất bại
bẽ bàng trong cuộc chiến tranh VN (1954-1975), trong suốt giai đoạn từ 1980-1993,
dưới luận điệu tráo trở trên khi vu cáo VN đã “xâm lược” Campuchia, cùng với
vai trò chủ đạo trong Liên Hiệp quốc, Mĩ chu cấp vũ khí, lương thực nuôi dưỡng
từ 20.000-40.000 quân Khme Đỏ và liên tục tấn công Campuchia từ các căn cứ Thái
Lan. Quân tình nguyện VN lại tiếp tục cùng quân đội Campuchia chống đỡ và tiêu
diệt tàn quân Khme Đỏ, đến năm 1986 tàn quân này về cơ bản suy yếu, không đủ khả
năng đe dọa Chính phủ Campuchia và đến năm 1988 quân đội Cam đã trưởng thành đủ
khả năng bảo vệ thì VN mới bắt đầu rút quân.
Ảnh:
Chân dung Osin Huy Đức (Nguồn: Internet)
Khôn ranh của Osin Huy
Đức là đánh tráo khái niệm, chỉ một bộ phận người dân Campuchia từng gắn lợi
ích với Polpot, thân Mĩ, TQ nên luôn rêu rao cuộc chiến tranh Biên giới Tây Nam,
giúp đỡ nhân dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Polpot là “xâm lược”. Chiêu
trò này cũng như hiện tại ở VN, Osin Huy Đức và đám “dân chủ” tự xưng – những đối
tượng chống phá chính trị đê hèn luôn xuyên tạc, bịa đặt về cuộc giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước của Quân đội nhân dân VN.
Osin Huy Đức muốn gieo
rắc sự nghi ngờ của một bộ phận dư luận khi cố tình hướng lái cho rằng, “Việt
Nam xâm lược Campuchia”? Thử hỏi rằng, năm 1975 VN mới giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước, Mĩ và tay sai đã để lại VN hậu quả chiến tranh nặng nề. Sau chiến
tranh, nền kinh tế kiệt quệ, số người hi sinh, mất mát cho cuộc chiến tranh rất
lớn, vậy, tiềm lực nào mà VN lại cố sang Campuchia “xâm lược”?
Xin ngược lại về quá khứ,
những năm 60 của thế kỉ 20, khi thế giới còn chia thành 02 phe: CNXH và TBCN,
vào thời điểm này, phe XHCN gặp khủng hoảng. Đỉnh điểm là xung đột biên giới giữa
Liên Xô và Trung Quốc năm 1969. TQ muốn lôi kéo Việt Nam chống Liên Xô nhưng với
sự khôn khéo của mình, không muốn làm mất lòng đất nước nào, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từ chối khéo (Xem di chúc của Bác Hồ có nói rõ vấn đề này). Trong hoàn
cảnh yếu thế hơn, TQ đã bắt tay ngầm với Mĩ (tiêu biểu là sự kiện Tổng thống Mĩ
Richard Nixon sang thăm TQ vào năm 1971). Và một số sự kiện khác, VN đã từ chối
những lời đề nghị của TQ nên để trả thù VN, TQ cùng Mĩ đã xúi giục lực lượng
Khmer Đỏ gây nên cuộc chiến tranh biên giới VN.
Có thể nói rằng, việc cố
tình bóp méo lịch sử với những luận điệu tráo trở, đánh tráo khái niệm, Trương
Huy San là kẻ ấu trĩ, là kẻ phản bội lịch sử, dân tộc, vô ơn với sự hi sinh, mất
mát của quân tình nguyện VN khi giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa
diệt chủng Polpot.
TRÙNG
DƯƠNG