Cũng như nhiều vùng miền khác trên cả nước, dải đất miền Trung nói chung,
vùng Nghệ - Tĩnh - Bình nói riêng có sự xen lẫn, hiện diện của nhiều loại hình
tôn giáo khác nhau; trong đó đông đảo và phổ biến hơn cả vẫn là Công giáo và
Phật giáo. 02 tôn giáo này quy tụ hầu hết cư dân từ vùng biển cho tới miền núi.
Tuy nhiên, một điều dễ thấy là sau sự cố ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa vừa qua (tháng 04/2016) là không phải cả hai tôn giáo (Công giáo và
Phật giáo) có những động thái phản đối mà chỉ có mỗi chức sắc, tín đồ của đạo
Công giáo. Và hầu như đạo Phật nơi đây không có một động thái gì cho rõ
nét.
Giải thích về sự đơn độc của đạo Công giáo trong hành trình mà theo nhìn
nhận của dư luận, giới chức các địa phương là biến tướng, lợi dụng này, đã có
không ít ý kiến được nêu ra! Tất nhiên, việc cho rằng, do tín đồ đạo Công giáo
chịu ảnh hưởng nhiều hơn, trực tiếp hơn nên họ đã đứng lên tranh đấu và đòi
quyền lợi của mình thông qua các cuộc tuần hành, biểu tình; lợi dụng các sinh
hoạt tôn giáo để gây sức ép với nhà cầm quyền... đã được loại bỏ vì lí giải này
là không thuyết phục và phản ánh đúng tình hình thực tế!
Stt của
Linh mục Lê Ngọc Thanh (Nguồn: FB).
Dưới con mắt của một người ngoài cuộc và nhân stt của Linh mục Lê Ngọc
Thanh (Dòng chúa cứu thế Tp Hồ Chí Minh) về nội dung công văn số 333/UBND
-NV ngày 17/3/2017 về việc đề nghị dừng các tôn giáo không đúng quy định pháp
luật của Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) trước cuộc tuần hành
ngày 19/3/2017 của các Linh mục, giáo dân các giáo xứ Phú Yên, Mành Sơn, Song
Ngọc, Vĩnh Yên (Nghệ An): "CHÍNH SÁCH NHẤT QUÁN VỀ TỰ DO TÔN GIÁO CỦA
CHXHCNVN LÀ ĐÂY!
Giáo dân muốn đi lễ ở giáo xứ khác phải xin phép !? Linh mục muốn dâng lễ ở
một giáo xứ khác phải được phép !?
Cả 2 phép này đều cho nhà nước "ban" cho". Xin
được lí giải đôi điều xung quanh sự cô đơn và có phần đơn độc của giáo hội Công
giáo nói chung, Giáo phận Vinh nói riêng trong việc phản đối Formosa như
sau:
Công văn
nhắc nhở của Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Nguồn: FB).
Trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng, từ sau sự cố ô nhiễm môi trường do
Formosa gây ra, bản thân nó đã trở thành một cái cớ không thể tốt hơn cho những
kẻ đội lốt tôn giáo lợi dụng bày trò kích động, chống đối! Việc nói rằng,
Formosa chỉ là cái cớ cũng xuất phát từ thực tế này! Tuy nhiên, điều khiến cho
những kẻ kích động, đứng ra tổ chức tuần hành, biểu tình (chủ yếu là Linh mục)
này có thể thực hiện mục đích, ý đồ của mình một cách lâu bền và dai dẳng như thế;
giáo dân phải tin theo và thực hiện như thế mà không bị ai lên án không phải là
ngẫu nhiên hay tự nó đã có.
Hay nói cách khác, đã có một sự tác động từ bên ngoài và sự tác động đó
khiến cho những người thực hiện cảm thấy được động viên và vững tin hơn! Tôi
đang nói tới những ý kiến như đã được đề cập trong stt của Linh mục Lê Ngọc
Thanh (Dòng chúa cứu TP Hồ Chí Minh).
Ở đây, tôi không hiểu đấy có phải là nhận thức thực sự của vị chủ chăn này
hay không xung quanh quy định của pháp luật về việc tổ chức các sinh hoạt tôn
giáo ngoài cơ sở thờ tự và việc tổ chức các cuộc lễ ngoài quy mô của một tổ
chức tôn giáo? Hay đấy lại là trò kích động quen thuộc của Linh mục Thanh. Tuy
nhiên, rõ ràng những nhận thức như thế này là có vấn đề và hết sức quan ngại!
Rõ ràng, cuộc lễ tại giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An vừa qua có sự góp mặt của 03 Linh mục và hàng ngàn giáo dân đến từ
04 giáo xứ thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa, Giáo phận Vinh (Phú Yên, Mành Sơn, Vĩnh
Yên và Song Ngọc). Đối chiếu với quy định tại điều 11, Pháp lệnh Tín ngưỡng,
tôn giáo: "1. Chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn giáo
trong phạm vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo. 2.
Trường hợp thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo ngoài quy định tại
khoản 1 Điều này phải có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi thực
hiện.
Trong trường hợp này, cha xứ bị bệnh đột xuất, Tòa giám mục cử cha Tuấn đến
làm lễ thay, tức là cha Tuấn sẽ thực hiện nghi lễ tôn giáo ngoài phạm vi phụ
trách (khoản 2), nên phải xin phép UBND huyện/thị xã" thì
cuộc lễ này phải được đăng ký và chỉ thực hiện khi có sự đồng ý của chính quyền
cấp huyện!
Điều 31, 32 của Nghị định 92/NĐ-CP ngày 09/11/2012 của Chính phủ quy định
chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo cũng nói rất rõ
về điều này!
Nghĩa là về mặt luật pháp mà nói thì việc UBND huyện Quỳnh Lưu có văn bản
nhắc nhở các Linh mục, giáo dân trên địa bàn là hoàn toàn phù hợp, không trái
với tinh thần, quy định của pháp luật! Nhưng đáng tiếc thay, là những người mà
lẽ ra nên và đáng ra phải chỉ bày cho giáo dân hiểu và chấp hành thì Linh mục
Thanh lại làm điều ngược lại! Và điều đáng nói hơn cả là dường như những Linh
mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục hay Phan Đình Giáo chỉ chờ có vậy để
triển khai ý đồ của mình!
Có thể điều nói ra đơn thuần chỉ là một stt, là một nhận thức có tính
nhất thời của một con người cụ thể. Nhưng nó ít nhiều cho chúng ta thấy một
thực tế đáng buồn và cũng đáng báo động tại Việt Nam là một bộ phận chức sắc
đang tự cho mình cái quyền đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật và thậm
chí là dẫm đạp lên pháp luật! Và nên chăng, để giải quyết những biến động, hành
động biến tướng hiện tại nên bắt đầu từ việc thay đổi những điều như thế
này!
TRÙNG DƯƠNG