Trong dự án Luật về máu và tế bào gốc vừa gửi tới Quốc
hội xem xét, Bộ Y tế đề xuất 02 phương án về việc hiến máu. Theo đó, phương án
thứ nhất là việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1
năm/lần (có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu) và phương án 2 là
quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động
hiến máu. Tuy nhiên, khi báo chí đặt tít cho bài viết về vấn đề này là “Đề xuất
bắt buộc công dân hiến máu 1 lần/năm” thì loài bò Cc như đớp được lí do để quay
lại chửi rủa và xuyên tạc đủ mọi điều về vấn đề này trong khi chúng không chịu
tìm hiểu kĩ về vấn đề chúng đang chửi rủa.
Ảnh: Luận
điệu bịa đặt, xuyên tạc của những kẻ não ngắn tay nhanh về Dự án Luật về máu và
tế bào gốc của Bộ y tế. (Nguồn: Internet)
Theo đó, một loạt luận điệu được loài bò Cc đưa ra từ
vấn đề này như: “Hút máu dân”, “chế độ mị dân, đè dân và giết dân”, “giả danh những điều cao đẹp để phục vụ cho
những tham vọng thấp hèn”… Dễ thấy, khi báo chí giật tít, loài bòCc lại mắc
hội chứng não chậm tay nhanh thì tất yếu chúng cứ gào thét chửi rủa và đặt chuyện
đủ điều mà không thèm tìm hiểu hết những đề xuất và tính khả thì mà Bộ Y tế đã
chỉ rõ ở vấn đề này. Về vấn đề này tác giả xin thông tin cụ thể như sau:
Điều đầu tiên chúng ta cần nhìn nhận về tầm quan trọng
và tính chất đặc biệt của “Máu”. Theo đó, máu người và các chế phẩm từ máu là
loại thuốc đặc biệt, chỉ được lấy từ người và đến nay mặc dù các nhà khoa học
đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm các chất thay thế máu nhưng vẫn chưa
có kết quả và thậm chí là bế tắc. Do đó, việc mỗi năm người bệnh tại mỗi quốc
gia cần đến lượng máu để điều trị bệnh và giải quyết nguy hiểm trước mắt là cần
thiết và vô cùng quan trọng. Vì vậy, không chỉ Việt Nam mà tất cả các quốc gia
đều quan tâm, chú trọng và ban hành nhiều dự thảo, luật về hiến máu để cứu người.
Vừa qua, Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan
xây dựng dự thảo Luật về máu và tế bào gốc trình Quốc hội xem xét và phê duyệt,
trong đó có phương án là “Đề xuất bắt buộc
công dân hiến máu 1 lần/năm”. Thêm vào đó, một đề xuất khác cũng được kèm
theo cùng phương án này là “quy định việc
hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu”.
Tuy nhiên, không chỉ người đọc nghe đến đề xuất này thấy khó nghe vì liên quan
đến sự tự nguyện và quyền con người mà ngay cả Bộ Y tế cũng nhìn nhận ra điều
này. Theo đó, một loạt phân tích cụ thể đã được Bộ Y tế đưa ra để trình Quốc hội
xem xét để không áp dụng phương án này mà nhấn mạnh vào phương án sau.
Cụ thể là, nếu việc quy định hiến máu là nghĩa vụ của
công dân thì sẽ có lượng máu ổn định nhưng sẽ xuất hiện một lượng máu dư thừa
khá lớn không cần thiết và làm tăng chi phí của xã hội lên gấp đôi so với việc
sử dụng. Mặt khác, theo luật pháp quốc tế hiện tại thì chưa có bất kì một quốc
gia nào bắt buộc công dân có nghĩa vụ hiến máu và nếu thực hiện giải pháp này sẽ
vi phạm pháp luật quốc tế và xâm phạm đến quyền con người theo quy định của
Công ước Liên hợp quốc. Qua những điều phân tích trên, Bộ Y tế cho rằng nên lựa
chọn giải pháp 2 để vừa phù hợp với thực tiễn, phù hợp với pháp luật quốc tế
cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội. Và phương án
thứ nhất chỉ là một trong những giải pháp được đưa ra thảo luận trong báo cáo
đánh giá tác động chính sách đối với dự thảo Luật về Máu và tế bào gốc.
Tuy nhiên, khi báo chí giật tít câu view lại gặp phải
loài bò Cc ngày đêm tìm mọi chỗ hở, sai trái của đất nước để đục khoét và xuyên
tạc thì vấn đề được chúng tuyên truyền và xuyên tạc đủ mọi điều. Rõ ràng rằng,
dự thảo này được Bộ Y tế phân tích và cho nhìn thấy khá kĩ về các phương diện lợi
ích cá nhân, lợi ích pháp luật lẫn lợi ích xã hội đối với người dân và đất nước
hiện tại. Nhưng loài bò Cc lại không thể nhìn nhận được điều này và mặc sức như
nó là một phương án cố định rồi quay lại chửi rủa và tuyên truyền nhiệt tình.
Thiết nghĩ rằng, công tác báo chí đóng vai trò định hướng
dư luận nhưng nhiều khi người làm báo lại dẫn đến những hiểu lầm tệ hại cho người
dân chính ngôn từ bài viết của mình. Từ đó tạo điều kiện cho khối kẻ não ngắn
tay nhanh chộp lấy và tuyên truyền bậy bạ về những nội dung sự việc được đề cập.
Khi phản biện xã hội được gắn liền với thông tin truyền thông thì nhất thiết
tính chuẩn mực, cụ thể của người viết báo và người làm công tác truyền thông cần
được chú trọng. Có như thế thì mọi vấn đề mới đi theo hướng đúng không bị lệch
hướng nhìn nhận, loại bỏ được những điều kiện mà kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc
chống phá.
Hiểu Minh