Cơ quan Công an tỉnh Hải Dương mới
đây đã bắt ông Nguyễn Bá Đăng (quê, trú quán tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương). Ông Đăng bị bắt quả tang khi đang tổ chức ghi hình, biên soạn và phát
tán tài liệu có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước, vu cáo bịa đặt các thông
tên lên mạng xã hội và bị tạm giữ 1 ngày để làm việc.
Chân
dung Nguyễn Bá Đăng (nguồn: FB)
Theo nhiều trang tin, Trước đó,
cũng với hành vi tương tự (phát tán, tàng trữ hàng trăm tài liệu tuyên truyền
chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), Đăng đã bị cơ quan Công
an bắt và sau đó bị TAND tuyên 3 năm tù giam vào tháng 5/2010. Những tưởng sau
khi ra tù Đăng sẽ thay đổi, tu chí và không có hoạt động chống đối.
Tuy nhiên, sự việc sẽ chẳng có gì
đáng phải nói ra nếu như không có sự kiện sau khi Đăng mãn hạn tù năm 2013.
Theo đó, không hiểu có phải Đăng có một sức hấp dẫn đặc biệt nhưng Đăng mới
chân ướt, chân ráo ra tù thì số thành viên của khối 8406 đã tiếp cận Đăng và
chúng đã thực hiện thủ đoạn mua chuộc để sớm kết nạp y vào thành viên và giao
việc hoạt động.
Công việc mà khối (thực chất là một
tổ chức phản động) này giao cho Đăng vẫn là những hành vi cũ: biên tập tài liệu,
tàng trữ và phát tán các thông tin kêu gọi chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Và đây là nguyên nhân chính khiến Đăng bị cơ quan Công an
có quyết định bắt giữ điều tra ngày 18/3/2018.
Câu chuyện và hành trình sa chân
của Nguyễn Bá Đăng một lần nữa cho thấy: Mặc dù không phải là kẻ có số má,
không có nhiều "công trạng" chống đối, song những kẻ chưa sa lưới bên
ngoài, những kẻ chống đối có tổ chức (như nhóm 8406) vẫn rất chú ý và chúng chủ
trương tiếp cận khi Đăng ra tù. Và bằng cách này, cách khác, chúng đã hướng dẫn,
đưa Đăng tiếp tục hành trình chống đối, dù bản thân Đăng biết nếu tiếp tục thực
hiện thì rất có thể anh sẽ trả giá cho 1 bản án tiếp theo thậm chí còn nặng nề
hơn. Và kết quả điều gì đến đã đến.
Từ chuyện này, đã đang và sẽ đặt
ra câu chuyện: Chúng ta (xã hội, cơ quan chức năng) nên làm gì với những người
đã 1 lần nhúng chàm như Đăng? Phải chăng, việc áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư
trú trong một thời gian nhất định sau thi hành án sẽ giải quyết tất cả mọi chuyện
và đảm bảo anh ta sẽ không tái phạm, thậm chí tái phạm nguy hiểm?
Do đó, cùng với việc xem xét lại
việc này một cách nghiêm túc, đã đến lúc chúng ta cần có những cơ chế phản vệ
cho những kẻ như Đăng. Để khi đó, Đăng không chỉ biết việc đó là sai, là chống
đối và sẽ bị xử lý đích đáng mà còn đấu tranh được với nó.
Hi vọng, việc xảy đến với Đăng sẽ
không chỉ là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người mà đó là điểm xuất phát cho những
sự đổi thay đằng sau những tên tội phạm khi đã về với đời thường.
TRÙNG DƯƠNG