"Tù
nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng không được gặp thân nhân sau khi phản cung
những lời khai trước đây đối với nhà hoạt động Lê Đình Lượng.
Vào
ngày 20 tháng 8 năm 2018, ông Nguyễn Viết Hùng cha của tù nhân lương tâm Nguyễn
Viết Dũng đi thăm nuôi con mình sau phiên tòa phúc thẩm đối với anh Nguyễn Viết
Dũng thì được công an trại tạm giam Nghi Kim, Nghệ An thông báo không được thăm
gặp. Ông Nguyễn Viết Hùng cho Đài Á Châu tự do biết vào sáng 21 tháng 8 như
sau:
“Hôm
qua đi thăm thì người ta nói Dũng không thành khẩn trong phiên tòa xét xử ông
Lê Đình Lượng cho nên người ta nói lý do đó nên không cho gặp.
Lúc
đầu họ không cho tôi gửi đồ thăm nuôi nhưng nói mãi họ cũng cho gửi đồ và gửi
tiền.
Người
ta không nói bao giờ được gặp, một tháng 2 lần tôi sẽ đòi đi gặp và gửi quà chứ
công an không nói thời gian được gặp.
Riêng
tôi nhận định kiểu gì nó cũng bị đánh sau phiên tòa của Lê Đình Lượng vì nó
phản cung.”
Nguyễn
Viết Dũng (trái) tại phiên tòa ở Nghệ An hôm 12.4.018 (Nguồn: FB)
Đó
là những dòng thông tin được RFA viết ra trong bài viết có tên "Tù
nhân phản cung bị trả thù". Qua kiểm tra từ nhiều nguồn tin thì điều
đó là hoàn toàn có thật. Nguyễn Viết Dũng đã bị từ chối được thăm nom khi người
thân của Dũng đến tại trại giam Công an Nghệ An. Lí do không ngoài việc Dũng đã
có hành vi khai báo gian dối, không đúng với sự thật trước đó Dũng khai trước
phiên sơ, phúc thẩm của mình đối với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước
CHXHCN VN" và trong tài liệu của cơ quan An ninh điều tra và VKS nhân dân
tỉnh Nghệ An. Và đây hoàn toàn là chuyện dễ hiểu, hành vi mà bất cứ cơ quan thi
hành án địa phương nào cũng sẽ thực hiện và xem đó như là hình phạt trực tiếp
đối với người khai báo gian dối.
Như
những gì đã diễn ra, tại phiên tòa sơ thẩm Lê Đình Lượng với tội danh hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, với tư cách là người làm chứng về vai trò chỉ
đạo, điều hành và kết nối của Lê Đình Lượng đối với các tổ chức phản động bên
ngoài với số chống đối bên trong. Lẽ ra Dũng sẽ khai những điều đã khai, đằng
này Dũng vì lí do tình riêng, hoặc vì không muốn bị mang tiếng phản bội lại
đồng phạm và mong muốn Lượng thoát tội danh đã bị cáo buộc nên Dũng đã cố tình
"phản cung".
Và
thật may, nguyên tắc "trọng chứng hơn trọng cung" đã khiến cho âm mưu
đó của Dũng bị đổ bể. Điều đó không những không làm cho Lượng được trắng án mà
chính điều này cộng với việc 2 Ls bào chữa là Hà Huy Sơn và Đặng Đình Mạnh có
những lời lẽ thái quá đã khiến Lượng chịu án kịch khung thay vì 17 - 18 năm như
đề nghị được nêu trong cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ
An.
Đáng
nói hơn trước đó trong cả 2 phiên (sơ và phúc thẩm), Dũng đã thành khẩn khai
báo, nhận tội. Điều này cho thấy, Dũng đã công nhận toàn bộ nội dung đã được
Viện kiểm sát nêu ra, bao gồm cả lời khai của mình. Dũng cũng không phản hồi
bất cứ nội dung nào được nêu trong đó, có nghĩa Dũng đã chấp nhận toàn bộ những
điều đã được nói ra và liên quan. Tuy nhiên Dũng đã thay đổi một phần trong đó,
nói ngược hoàn toàn những điều đã được khai báo về Lê Đình Lượng để người này
thoát tội hoặc được giảm nhẹ hình phạt.
Nhưng
điều đó đã không qua được mắt HĐXX và điều đó tất nhiên đã không được xem xét
với tư cách là chi tiết giảm nhẹ hay thay đổi hình phạt đối với Dũng.
Chuyện
chỉ có thể thôi mà hết RFA, VOA, BBC đã lần lượt lên đồng và có những lời lẽ
lên án chính quyền Nghệ An và hệ thống ngành tư pháp tỉnh này và nhà nước VN.
Với đà này sẽ chẳng có gì là quá lạ nếu tới đây, chi tiết này sẽ được sử dụng
như một nội dung để họ nói rằng, nền tư pháp VN đang có vấn đề hoặc quy kết
động cơ chính trị trong những vụ bắt bớ và xét xử công khai này. Tất nhiên,
điều VN nên làm là thực hành nguyên tắc "chó cứ sủa và đoàn người cứ
đi" như một lẽ tự nhiên và không thể nào khác.
TRƯỜNG GIANG