Sau bài phát biểu của PTT
kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại diễn đàn của Đại hội đồng LHQ, trong
đó có vấn đề Biển Đông, xác nhận và cảnh báo những hành động đơn phương đe dọa
làm căng thẳng leo thang trên Biển Đông. Đã có không ít những tiếng khen dành
cho người đứng đầu cơ quan ngoại giao VN. Đó cũng là những tiếng khen cho Chính
phủ, nhà nước vì chúng ta đã công khai hoá những vấn đề bất ổn trên chủ quyền của
chúng ta tại Biển Đông. Thế giới sẽ có những thông tin để hiểu hơn về sự việc
và ủng hộ chúng ta trong cuộc đấu tranh ngoại giao về vấn đề Biển Đông…
Rõ ràng hiệu ứng tích cực
từ nội dung phát biểu của ông PTT kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là khá lớn. Và
dù không đích danh đề cập tới TQ trong tương quan của sự tranh chấp nhưng rõ
ràng đã khiến cho đại diện của TQ tham gia tại kỳ họp này này phải cúi đầu trước
những gì được đại diện VN nói ra.
Tuy nhiên như nhiều trang
đã thông tin, vẫn có không ít những ý kiến trái chiều, cho rằng việc đại diện
VN không nêu tên TQ ra về vấn đề Biển Đông khiến cho nội dung phát biểu “nói
như không nói”; không có nhiều ý nghĩa về mặt đấu tranh ngoại giao và nói lên
tiếng nói của VN trong cuộc chiến giành, giữ chủ quyền trên Biển Đông…
PTT
kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu trước ĐHĐ LHQ (Nguồn: FB)
Song, phần đông dư luận đều
nhận ra rằng, những ý kiến đó đa phần xuất phát từ những người mà từ quá khứ đến
hiện tại hoặc họ thể hiện thái độ thiếu thiện chí, thậm chí thù địch với nhà nước,
chính quyền (như trường hợp GS Nguyễn Đình Cống hay Ls Lê Công Định) hoặc họ
quá thiếu kiến thức, non kém về mặt kinh nghiệm khi nhìn nhận, đánh giá những vấn
đề chính trị, nhất là tầm quan hệ vĩ mô nhà nước… Nghĩa là họ có lí do, động cơ
để cố tình nhìn nhận sai về vấn đề được nói đến và làm cho những cố gắng của
nhà nước trong sự việc vừa nêu thành và trở nên vô nghĩa…
Xung quanh vấn đề này, lí
do liên quan việc nếu đưa TQ, gọi tên TQ trong bài phát biểu thì chúng ta vô
tình khiến cho tình trạng chủ quyền của chúng ta trên Biển Đông từ không tranh
chấp thành “tranh chấp” được cho là thuyết phục và hợp lý hơn cả. TQ, khi đó sẽ
chỉ chờ có điều này để tuyên bố với thế giới rằng, biển Đông là có tranh chấp
và họ đương nhiên sẽ có nhiều hơn lợi thế, vị thế để tấn công chúng ta; cố tình
làm lớn chuyện trên Biển Đông…
Và như thế, vô tình chúng
ta sẽ nhận phần thua thiệt về mình trong một tình huống mà nếu suy xét chúng ta
sẽ không rơi vào trạng huống đó…
Vấn đề Biển Đông và nhất
là trong tương quan với TQ chưa bao giờ là chuyện của “Quốc dân”, ai cũng có thể
bàn, cũng có thể hiểu được những bước đi của nhà nước. Nhưng tin chắc nếu có
thêm tí kiến thức và có thiện chí, hiểu nhà nước thì chắc chắn chúng ta sẽ hiểu
hơn, đồng tình và ủng hộ với những cái khó và sự mềm dẻo của chúng ta trong quá
trình thực thi, tranh đấu chủ quyền trên phần lãnh thổ thiêng liêng này!
TRƯỜNG
GIANG