TÂM BÌNH
Theo thống
kê sơ bộ, thiên tai xảy ra trong tháng Mười chủ yếu là bão, mưa lớn, sạt lở,
lốc xoáy tại một số địa phương làm 153 người chết và mất tích, 222 người bị
thương; 111,9 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập và hư hỏng; 3 nghìn con
gia súc và 600,5 nghìn con gia cầm bị chết; 45 nghìn ha lúa và 22,3 nghìn ha
hoa màu bị hư hỏng, tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong
tháng là 2,7 nghìn tỷ đồng.
Riêng mưa lũ tại các tỉnh miền Trung làm 129 người chết và
mất tích, 214 người bị thương; 111,2 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập
và hư hỏng; hơn 1 nghìn ha lúa và 7,2 nghìn ha hoa màu bị ngập, hư hỏng; ước
tính tổng giá trị thiệt hại về tài sản là 2,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,8% tổng
giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra.
Ngay
sau khi mưa lũ xảy ra ở các tỉnh miền Trung đã có rất nhiều các cuộc vận động
quyên góp, ủng hộ để chia sẻ với những mất mát, đau thương với người dân miền Trung
từ các cơ quan đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức, cá nhân trên
khắp mọi miền của Tổ quốc với tinh thần lá lành đùm lá rách. Rất nhiều hành động
cứu trợ có ý nghĩa đã được thực hiện gần như ngay lập tức đến với người dân miền
Trung.
Thế nhưng
đi kèm với những tấm lòng cao cả, những hành động nghĩa cữ tốt đẹp để chia sẻ với
những đau thương, mất mát của nhân dân miền Trung thì lại có một số cá nhân, tổ
chức lại lợi dụng việc cứu trợ để chuộc lợi, để phá hoại đất nước.
Điển hình như vào ngày 25-10-2020 lực lượng chức năng
phát hiện bà Nguyễn Thị Loan sinh năm 1944, trú tại thôn Đông Vinh, xã Cẩm
Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh lợi dụng phát quà từ thiện cho nhân dân sau
lũ lụt rồi lồng vào phát tán tài liệu pháp luân công ở hai xã Cẩm Thành và Cẩm
Thạch.
Hay
như vào chiều ngày 27/10/2020, người dân
thôn Thạch Bàn, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình lại phát hiện một ô
tô phát áo cứu trợ, nghe đồn bảo là "Áo chống nước cực mạnh" có in
hình lô gô biểu tượng chế độ tay sai VNCH.
Tuy
bà con nhân dân miền Trung đang phải chịu nhiều thiệt hại, vất vả khó khăn nhưng
khi phát hiện các hành động sai trái trên thì đều hết sức cảnh giác, không ai
chịu nhận đồ cứu trợ cả.
Qua
sự việc này cho thấy quy định của nhà nước về việc cứu trợ đang còn nhiều bất cập,
hạn chế cần thiết phải sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn để có thể
vừa phát huy được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân cả nước
cùng chung tay, chung sức chia sẻ với những khó khăn mất mát của nhân dân vùng
bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra nhưng cũng là để ngăn chặn, xử lý kịp
thời các hành vi sai trái lợi dụng việc cứu trợ để chuộc lợi, để phá hoại đất nước.
Bên
cạnh đó, trong thời gian tới tình hình thiên tai, dịch bệnh sẽ còn có thể tiếp
tục xảy ra và có những diễn biến khó lường sẽ gây nên nhiều thiệt hại. Việc cứu
trợ chắc chắn sẽ phải tiếp tục được thực hiện, do đó người dân trên khắp cả nước
cũng cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác không để cho các đối tượng xấu lợi dụng
việc cứu trợ để tiến hành các hành vi vi phạm pháp luật.