Có vẻ như sức hút chuyện ông
Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch Việt Nam là rất lớn. Trong khi cựu
giảng viên trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đang xoay xở và
không biết xử lý như thế nào sau khi Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ
Công an có giấy mời làm việc (có thể để thông báo lệnh trục xuất)
đối với mình thì có hai chi tiết đang gây khó ông Hoàng. Theo đó, sự
chần chừ, cố tình ở lại Việt Nam thêm ngày nào nữa sẽ làm khó
chính ông Hoàng.
Chân dung Đỗ Hoàng Điềm (Nguồn: FB).
Theo đó, trong một bài
viết về ý kiến, quan điểm của ông Hoàng sau khi nhận đơn giấy
mời làm việc của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Chân Trời Mới Media có đoạn viết: "Giáo
sư Phạm Minh Hoàng là người đấu tranh cho dân chủ tự do và cũng là một
thành viên đảng Việt Tân. Việc ngang nhiên tước quốc tịch Việt Nam đối
với ông Phạm Minh Hoàng cho thấy, nhà cầm quyền CSVN đang sử dụng chiêu trò mới
để đối phó với người bất đồng chính kiến".
Nếu như tiết lộ của Chân Trời Mới Media có tính khai mở thì
"Tâm thư của ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân về việc nhà cầm
quyền tước quốc tịch Việt Nam đối với Giáo sư Phạm Minh Hoàng" mới đây
là bước phát triển, nói đúng hơn là sự tiếp nối khai báo về ông
Hoàng.
Xin được trích nguyên văn bức
"Tâm thư" của một kẻ bán nước, cầu vinh mà dám tự nhận
mình là "Tôi Là Người Việt Nam” này:
"Thưa quý vị và các bạn,
Chế độ độc tài Cộng sản đã vừa
làm một việc phi lý khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký lệnh tước quốc tịch
Việt Nam của Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một người tranh đấu cho dân chủ và là một
đảng viên Việt Tân. Phi lý vì theo Điều 15 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân
Quyền mà nước Việt Nam đã công nhận, bất cứ ai đều có quyền được có quốc tịch
và không ai có thể bị tước đoạt quốc tịch một cách tùy tiện hoặc bị ngăn cản
quyền thay đổi quốc tịch.
Không những phi lý mà đây còn là
một việc làm vô nghĩa vì sự chọn lựa làm người Việt Nam là một quyền thiêng
liêng, không một chính quyền nào có khả năng tước đoạt. Bất cứ ai đã sinh ra
trên đất nước Việt Nam đương nhiên có quyền được làm người Việt, cho dù ngày
hôm nay họ đang sống ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ngay cả những người
Việt Nam sinh trưởng ở nước ngoài, biết bao nhiêu người đang hãnh diện mình là
người Việt, sống với nếp văn hóa Việt và hành xử như là một người Việt.
Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới
và đã gặp rất nhiều người, dù đã xa quê hương hơn nửa đời hay sinh ra trên xứ
người, nhưng họ vẫn chọn làm người Việt Nam và hướng về đất nước với tâm tư của
một người con xa xứ. Đây là một sự chọn lựa đến từ tâm của mỗi người và qui chế
quốc tịch không đủ để định nghĩa họ là người Việt hay là không.
Bởi đến từ trong tâm nên sự chọn
lựa làm người Việt Nam còn đang thúc đẩy nhiều người dấn thân chống lại những
bất công và tha hóa đang xảy ra trên quê hương, chống lại sự độc tài thối nát
của đảng Cộng sản. Sự dấn thân này đang xảy ra ở khắp mọi nơi, ở trong cũng như
ở ngoài đất nước Việt Nam. Đây là sự chọn lựa hành động vì đất nước Việt Nam,
của những ai đã chọn làm người Việt dù có mang quốc tịch hay không.
Anh Phạm Minh Hoàng đã chọn lựa
và sống như vậy. Anh rời Việt Nam đi du học vào năm 1974 và sau khi thành tài
đã chọn quay trở về để sống và phục vụ dân tộc trong cương vị của một nhà giáo.
Anh đã sinh ra làm người Việt và chưa hề bao giờ chối bỏ điều này. Ngày hôm
nay, dù chế độ độc tài có tước quốc tịch Việt Nam của anh, nhưng anh cũng vẫn
là người Việt và sẽ tiếp tục tranh đấu cho dân tộc.
Nhưng qua việc làm phi lý này,
chúng ta cần nhìn thấy rõ chế độ độc tài đang dùng luật để đàn áp và loại trừ
một người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ trên đất nước Việt Nam. Để phục
vụ chính họ, chế độ độc tài sẵn sàng chà đạp lên hiến pháp và luật pháp của họ,
sẵn sàng đặt để ra những điều luật trái với lẽ phải. Vì vậy, chúng ta phải lên
án hành động cực kỳ sai trái này vì nếu ngày hôm nay họ làm được với anh Phạm
Minh Hoàng, thì ngày mai họ có thể tước bỏ quốc tịch của bất cứ ai đang tranh
đấu cho một đất nước Việt Nam dân chủ và tiến bộ.
Chế độc độc tài Cộng sản không
thể cướp đoạt quyền làm người Việt Nam của chúng ta.
Hãy cùng nhau phản kháng lại chế
độ độc tài. Hãy cùng nhau xác quyết “Tôi Là Người Việt Nam.”
Đỗ Hoàng Điềm,
Chủ tịch Đảng Việt
Tân".
Khá khen thay cho Đỗ Hoàng Điềm
khi ông không từ một cơ hội nào để thể hiện mình và quảng bá cho
Việt Tân. Nhưng như đã nói ở trên, có thể điều đó tốt cho Việt Tân,
tốt cho những tên lãnh đạo hủ bại như ông. Song nó không tốt cho những
người như ông Hoàng.
Trong khi với nỗ lực phản kháng
để được ở lại Việt Nam, ông Hoàng đã cố tình che dấu, không nhắc
đến tư cách "thành viên tổ chức Việt Tân" của mình. Bởi ông
biết, Bộ Công an Việt Nam đã liệt tổ chức này vào danh sách các tổ
chức khủng bố nguy hiểm. Việc trưng diện ra chỉ làm khó và có thể
sẽ khiến cơ quan thực thi pháp luật chú ý đến ông. Tin chắc khi đó,
sẽ không chỉ tước Quốc tịch mà ông Hoàng còn bị khởi tố, bắt và
đưa ra xét xử.
Những tiết lộ của Chân Trời Mới Media hay bức tâm thư của
Chủ tịch Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm vì thế xem chừng là bảo vệ, là
ủng hộ ông Hoàng nhưng thực chất là bán đứng ông Hoàng. Về lí do
thì xin thưa, sau khi bị tước Quốc tịch, rồi sẽ bị trục xuất thời
gian tới đây, việc không còn giá trị sử dụng khiến đám lãnh đạo
Việt tân không thèm nghĩ suy mà thí tốt Hoàng cho những điều có lợi
hơn.
TRÙNG DƯƠNG